Review: Doctor Who (phần 2)

Sau khi đọc đi đọc lại review Doctor Who mà mình viết trước đây mấy lần (đọc ở đây https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10151046631239111&set=a.10150629747494111.407877.533129110&type=3&theater) mình mới phát hiện ra là review đó thiếu sót quá nhiều thứ. Vậy nên trước khi đọc tiếp, bạn hãy đọc lại review cũ theo link trên để biết sơ qua về show này.Review này mình viết chủ yếu là phân tích vào những lý do tại sao show này lại hay, và chủ yếu là từ những nhận định của mình nhảy ra khỏi đầu khá random nên cấu trúc bài viết có thể không được thể thống cho lắm, mong các bạn thông cảm:

– Doctor Who là 1 show có khả năng thỏa mãn tất cả mọi người với tất cả các sở thích khác nhau về điện ảnh. Bởi vì mỗi tập phim của Doctor Who gần như là 1 thể loại điện ảnh hoàn toàn khác hẳn, và đôi khi sẽ khiến cho bạn cảm thấy như show này trở thành 1 show hoàn toàn mới chứ không nhất quán theo 1 công thức cố định nào. Nó có thể là phim kinh dị, phim hài, phim tâm lý, phim tình cảm, phim thiếu nhi, phim phiêu lưu, phim hành động, phim viễn tưởng, phim lịch sử, phim thần thoại, phim sử thi, phim trinh thám, phim tội phạm, phim theo kiểu retro, phim noir… Tất cả, vâng, TẤT CẢ các thể loại điện ảnh trên đời này, bạn hoàn toàn có thể tìm thấy trong Doctor Who. Có thể nó sẽ rơi vào từng tập phim, có thể nó sẽ là một sự kết hợp cực kỳ khéo léo và tinh tế giữa các thể loại khác nhau,… Và dù bạn có là fan của thể loại phim nào đi nữa, hoặc là thể loại truyện nào đi nữa, bạn cũng sẽ được thỏa mãn với Doctor Who.

Continue reading

REVIEW: Pacific Rim (2013)

Pacific Rim (2013) – 10/10

Bởi vì bài hôm trước (https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10151680986374111&set=a.10150629747494111.407877.533129110&type=1&theater) bị quá nhiều người khi share đi các nơi comment là “review fan boy quá, không đáng tin” (???), nên phải viết bài này để phân tích kỹ những cái hay cái dở của phim để đỡ đầu cho những cái hú hét của mình ở bài trước.

Continue reading

Review: PACIFIC RIM (2013)

Click to go to my facebook page
Pacific Rim (2013) – 10/10 (first time I’ve ever given a movie this rating in my life)

(Please excuse my language) MOTHER FUCKING BEST MOVIE EVER HAPPENED TO EVERYTHING THAT IS AWESOME, BADASS, EPIC, AMAZING, WONDERFUL. THE DREAM OF EVERY LITTLE BOY COMBINED COME TRUE IN ONE MOTHER FUCKING MINDBLOWING MOVIE. THE MOVIE SO FUCKING AWESOME IT MAKES EVERY OTHER MOVIE THAT YOU EVER THOUGHT WAS GOOD LOOK LIKE A JOKE!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! THIS IS LITERALLY THE BEST MOVIE EVER MADE!!!!!!!!!! THIS IS THE BEST 3-D MOVIE I’VE EVER SEEN IN MY LIFE, BECAUSE THE 3-D EFFECTS ARE FUCKING AWESOME AND WILL BLOW YOUR EYES OUT!!!!!! IF I EVER PRAISE ANY OTHER FUCKING MOVIE BEFORE, SCRAP THEM ALL, BECAUSE THIS MOVIE IS 1000 TIMES BETTER!!!! THIS IS NOT AN EXAGGERATION!

(ok, on to Vietnamese)

Nếu như từ trước tới nay các bạn từng thấy mình khen bất cứ phim nào bằng những từ ngữ thế nào đi nữa, thì hãy quên hết đi nhé, vì phim này hay hơn tất cả những phim mình đã từng xem. Nói hẳn ra, PHIM HAY NHẤT TRONG LỊCH SỬ LOÀI NGƯỜI. Tất cả mọi thứ, từng giây một trong phim này đều sướng tai, đã mắt, bá đạo, hoành tráng, vãi đạn, vãi đái,…. nói chung không có từ nào đủ mạnh để miêu tả độ SƯỚNG khi xem phim này. Không thể nào diễn tả hết nổi cảm xúc. Phim hay đến độ khiến cho tất cả các phim đã từng xem thành ra vớ vẩn vứt đi hết cả. Cảm giác cho 10/10 vẫn chưa đủ. Không muốn phân tích chi tiết nhiều, vì nếu bạn xem phim này không thấy sung sướng đến từng hơi thở thì chắc não bạn có vấn đề. Xem xong hết credit cả rạp hô “AGAIN!!!” sau khi đã vỗ tay rào rào mấy lần liền. Phim 3-D có hiệu ứng 3-D rõ rệt nhất, hiệu quả nhất trong lịch sử các loại 3-D, khiến cho Transformers, Avatar, Avengers thành đồ bỏ đi vứt sọt rác hết. Nói chung phim này PHẢI XEM MÀN HÌNH RỘNG, PHẢI XEM 3-D, ai có cơ hội thì PHẢI XEM IMAX!!!!!!

 

Review: Batman – The Dark Knight Returns (2012 – 2013)

Batman: The Dark Knight Returns Part I and Part II (2012-2013) 10/10

Đây là 1 bộ 2 phần hoạt hình 2D ra thẳng DVD của hãng Warner Bros dựa theo bộ truyện cùng tên của Frank Miller xuất bản vào năm 1986. Chính bộ truyện này là thứ đã mang lại hào quang của nhân vật Batman sau nhiều năm vắng bóng và thất bại, và đã làm hồi sinh Người Hùng Bóng Đêm với một hình ảnh mới hoàn toàn, đen tối hơn, người lớn hơn, bạo lực hơn, với cốt truyện sâu sắc hơn, cảm xúc hơn, và đã truyền cảm hứng cho tất cả các phiên bản Batman từ đó về sau trở nên nghiêm túc hơn chỉ là 1 bộ truyện tranh thiếu nhi như trước.

Batman: The Dark Knight Returns có bối cảnh vào cuối những năm 1980, khi Chiến Tranh Lạnh vẫn đang trong thời kỳ căng thẳng. Batman/Bruce Wayne khi đó đa 55 tuổi và đã từ bỏ con đường anh hùng được khoảng 10 năm vì nhiều lý do. Nhưng khi chứng kiến Gotham một lần nữa bị đe dọa bởi 1 băng đảng lưu manh Mutant cực kỳ nguy hiểm, ông già tóc bạc nghiện rượu lại 1 lần nữa khoác lên mình áo choàng con dơi để lập lại trật tự.

Continue reading

Review: Iron Man 3

Iron Man 3 (2013) – 9/10

(REVIEW NÀY MANG TÍNH PHÂN TÍCH NÊN SẼ TIẾT LỘ RẤT NHIỀU VỀ NỘI DUNG PHIM NÊN NHỮNG AI CHƯA XEM PHIM THÌ ĐỪNG ĐỌC TIẾP)

Phim hay nhất trong toàn bộ 3 phần của Iron Man, phim hay nhất trong hệ thống phim Marvel Cinematic Universe (MCU), chỉ ngay sau The Avengers năm ngoái.

Nếu như series Batman của Nolan được làm theo cách kéo mọi thứ xuống thành gần nhất với hiện thực, biến tất cả những nhân vật có tính chất fantasy comic book của Batman thành người thường hết và chỉ có vũ khí duy nhất là trí tuệ – thì trong mắt mình hệ thống phim của MCU nằm ở ranh giới giữa truyện tranh gốc và sự thực tế. Iron Man 3 nằm trong số những phim nghiêng nhiều về hướng hiện thực hơn là những điều fantasy bay bổng tưng bừng như Avengers hay Thor, và đối với mình, nó đã thành công trong việc xử lý những nhân vật có tính chất fantasy từ truyện tranh, biến nó thành nhân vật phù hợp hơn với bối cảnh của Iron Man trong phiên bản điện ảnh theo một cái cách rất riêng, thông minh và cực kỳ thú vị.

(Ấn link sau để đọc tiếp)

Continue reading

Review: Man of Steel (2013)

Click the image to view it on deviantART

Man of Steel (2013) – 8/10

Đi xem cùng 1 đám nerd bạn người Mỹ, xem xong chúng nó chê lên chê xuống, nhưng mình thì thích phim này vô cùng, và chắc chắn là sẽ xem lại vài lần nữa bằng IMAX. Cái này đặt gạch viết vài câu, còn review phân tích kỹ dài dòng thì để cuối tuần.

Quá tuyệt vời, phim này chính là phim Superman mà mình mong đợi suốt từ thời Christopher Reeve. Hình ảnh tuyệt vời, diễn viên tuyệt vời, dẫn chuyện tuyệt vời, hành động tuyệt vời. Phim không phải là không có nhiều lỗi logic, và phạm phải 1 số điều khá nguy hiểm đụng chạm tới fan boy, nhưng với những gì phim mang lại thì mình cho là những cái đấy không quan trọng và thưởng thức phim một cách hết sức sướng.

(Click link để đọc tiếp)

Continue reading

Lảm nhảm

Những ngày này dạo quanh fb nhìn thấy toàn những chuyện chướng tai gai mắt. Mình rất ủng hộ việc tự do tư duy và tự do về quan điểm, nhưng có những cái nó là fact, nó là sự thật đã được minh chứng từ nhiều phía chứ ko còn là vấn đề cá nhân quan điểm nữa. Chỉ có cái đau buồn là nhìn lên facebook thì thấy những thằng lúc đi học thì vẽ bậy trong lớp, không chịu học, khoe lên mạng, rồi đến khi lại chê là sách viết “vô lý”, những thằng phản bội lại đi dạy người khác về sự trung thành, bọn giết người xâm lược, sát hại không biết bao nhiêu thường dân vô tội khắp thế giới trong hàng trăm năm lại đi dạy người khác về nhân quyền, bọn bán nước cho giặc nước ngoài, chia rẽ Tổ quốc thì luôn mồm hô hào về việc bảo vệ chủ quyền, cái bọn săn lùng và giết hại những người theo đạo Phật trước kia thì bây giờ ông ổng cái mồm về tự do tôn giáo, cái bọn được giặc xâm lược dựng lên thì mở mồm ra là “dân chủ”.

Mình đang xem cái show That 70’s Show và nhận ra là, ở cùng cái thời điểm bối cảnh trong phim thì bố mẹ mình cũng đang tầm tuổi các nhân vật đó, nhưng mỗi người lại có 1 cuộc sống thật khác. Một bên thì được sống trong hòa bình, chuyện đau đầu nhất mà họ phải nghĩ là việc người yêu liệu có yêu mình hay không, và bố mẹ đối xử với mình không ra gì, còn 1 bên thì không lúc nào không nơm nớp lo sợ một quả bom rơi vào đầu mình mỗi ngày. Thế nhưng có những cái bọn được sinh ra trong thời bình, nhưng lại đọc những chuyện bố láo trên mạng để rồi phát ngôn ra những điều khốn nạn, bẻ cong và bôi nhọ sự thật lịch sử, tìm cách xóa bỏ ý nghĩa trong xương máu những người đã chết, đã hi sinh mạng sống để bây giờ họ có được máy tính và internet để lên mạng giao lưu với kiến thức quốc tế.

Hôm qua nói chuyện với Nấm, tự nhiên mình nghĩ đến những cái phim Mỹ đã xem, và nghe cái chuyện cựu binh Mỹ phản đối việc 1 thanh niên tham gia Amazing Race phải hát bài hát Cách mạng của Việt Nam, xong mình thấy kỳ quái quá. Logic ở đâu mà họ lại nghĩ là mang bom, mang đạn sang 1 đất nước xa lạ giết những người ở đó, chỉ vì họ nghĩ khác mình, họ sống khác mình, là “chiến đấu vì tự do cho nước Mỹ”? Logic này thì mình chịu.

Lảm nhảm tí, không post lên fb vì ngại thị phi tranh cãi lằng nhằng.

2012 in review

Năm 2012 vừa rồi là năm của bạn Nấm, là năm đầu tiên bọn mình đến với nhau, ở bên nhau, cả khi ở cạnh lẫn khi phải cách xa, nhưng vẫn yêu nhau thật nhiều. Bọn mình đã được ở bên nhau trong những ngày đầu của năm, và bạn Nấm cũng đã nhận lời yêu mình ngay vào giây phút giao thừa của Tết Nguyên Đán. Rồi sau đó được ở bên nhau, đi chơi khắp nơi suốt mùa hè tuyệt vời: Nào là rong ruổi Sài Gòn, rồi du lịch Hạ Long cùng ông bà bố mẹ, và cả ngao du khắp đây đó đất Hà Nội thủ đô quê hương. Và dù bọn mình có phải xa nhau những nửa vòng trái đất thì cũng không thể ngăn cản tình yêu bọn mình được. Với mình chỉ riêng điều này thôi đã khiến năm vừa rồi là 1 trong số những năm đáng nhớ nhất và hạnh phúc nhất cuộc đời, nhất là sau 1 năm 2011 không ra gì.

Vì yêu bạn Nấm nên nhật ký bằng tranh của Splendid River bây giờ biến thành nhật ký bạn Nấm, thỉnh thoảng lắm bạn Sịp Len mới xuất hiện, nhưng bù lại nhận được nhiều hơn những sự chú ý và ủng hộ của bạn bè cả ở ngoài đời lẫn trên mạng, cả ở Việt Nam lẫn ở Mỹ.

Năm 2012 cũng là năm đầu tiên mình sang Mỹ học ở Academy of Art University, lần đầu tiên mình đi nước ngoài, lần đầu tiên đi xa 1 mình, tự lo cho cuộc sống. Nhưng cũng thật may mắn là khi sang đây mình cũng nhận được không biết bao nhiêu sự giúp đỡ của cả từ các bạn người Việt lẫn những người bạn người Mỹ mới quen. Không chỉ bạn bè, ở đây mình cũng đã được học rất nhiều những điều tuyệt vời từ những thầy cô tuyệt vời ở trường. Họ không chỉ truyền thụ kiến thức, mà quan trọng hơn là kinh nghiệm của họ khi làm việc, phong thái chuyên nghiệp của người Mỹ để có sản phẩm đạt chất lượng cao nhất.

Thời gian học ở AAU mình không chỉ học được nhiều thứ, đi được nhiều nơi, mà mình còn đạt được khá nhiều những thành tựu đáng nhớ đối với cá nhân mình. Đầu tiên phải kể đến là 1 trong số những bài làm ở lớp Perspective được treo ở Spring Show – triển lãm thường niên của trường dành cho các tác phẩm xuất sắc của sinh viên. Mới đây hơn thì có thêm 2 bài làm khác cũng của lớp Perspective được treo ở Fall Show – triển lãm của khoa Illustration.

Nhưng đặc biệt là 1 trong 2 bài làm đó chính là truyện tranh Sunday At The Park kết hợp với tác giả Jesse Young – truyện tranh ngắn đầu tiên mà mình cảm thấy thỏa mãn nhất và cảm thấy tự tin nhất. Truyện đã được giới thiệu trên trang web comicbookresources bởi Robot6. Truyện cũng đã nhận được khá nhiều sự ủng hộ từ mọi người, và mình hi vọng sang năm tới mình sẽ có thể làm được những truyện khác có chất lượng tương đương.

Bên cạnh truyện tranh, 2012 cũng là năm mình bắt đầu luyện tập vẽ biếm họa, cả bạn bè, người thân và những người nổi tiếng. Có thể nói đây là 1 trong số những cách tự rèn luyện bản thân mà theo mình thấy là tuyệt vời nhất vì nó không chỉ giúp mình nâng cao khả năng ký họa tại chỗ theo phong cách riêng, mà còn giúp mình mở rộng khả năng thiết kế và tạo hình nhân vật. Trong năm mới và nhiều năm tới đấy, mình sẽ cố gắng vẽ càng nhiều hơn nữa để nâng cao hơn kỹ năng.

Việc tự luyện tập vẽ biếm họa cũng giúp cho mình có được 1 thành tựu khác đó là được đích thân trưởng khoa Illustration thuê làm họa sĩ vẽ biếm họa tại chỗ cho khách tham quan hội chợ Ô tô quốc tế tổ chức tại San Francisco vào tháng 10. Việc post tranh biếm họa thường xuyên vào các group của trường đã khiến cho trưởng khoa để ý và chủ động liên lạc với mình về công việc này. Và hôm đó là 1 ngày tuyệt vời trong sự nghiệp vẽ vời của mình khi mình đã phải vẽ liên tục không nghỉ trong 3 tiếng đồng hồ với 1 hàng dài khách chờ đợi cho tới tận những phút cuối.

Một thành tựu khác là bộ thiết kế các nhân vật trong Batman của mình được giới thiệu trên Project: Rooftop, mặc dù không nhận được hoàn toàn những comment thiện chí từ các fanboy, fangirl, nhưng về cơ bản đều là những phản ứng tích cực và được ghi nhận bởi đa số mọi người.

Bên cạnh việc vẽ hình tĩnh, mình cũng đã có được rất nhiều cơ hội học hỏi và thực hành làm họat hình, cụ thể là phim ngắn Stop Motion “COINS” thực hịên vào kỳ học đầu tiên ở AAU, tháng 5 vừa rồi. Sau đó là những bài tập, quan trọng nhất là bài tập cuối kỳ của lớp Traditional Animation của học kỳ vừa qua. Hơn hết, mình cũng đã và đang thực hiện những đọan họat hình mang tính cá nhân như hoạt hình bạn Nấm và gần đây là một series hoạt hình ngắn Avengers, vẫn còn đang trong giai đoạn thực hiện.

Ngoài ra thì điểm số của mình ở trường quá badass, hạn chế kể ra không lại thành khoe khoang, haha :)), nhưng cơ bản là tất cả các môn mình đều đạt những điểm từ cao đến rất cao :)).

Về cơ bản, năm 2012 là 1 năm tuyệt vời không còn gì để chê đối với mình, nhờ có bạn Nấm, bạn bè, và quan trọng nhất là sự ủng hộ của bố mẹ. Trong năm mới mình sẽ còn tiếp tục cố gắng, tiếp tục rèn luyện, tiếp tục tiến về phía trước và giành được còn nhiều thành tựu hơn nữa, thành công hơn nữa.

Còn bây giờ xin chúc mọi người 1 năm mới tuyệt vời, tràn ngập niềm vui, hạnh phúc và thành công.

Xin hết ạ.

Review: DC Animated Universe

(Hơi dài tí, mọi người chịu khó đọc) Batman: The Animated Series/ Superman: The Animated Series/ Batman Beyond/ Static Shock/ Justice League/ Justice League Unlimited (DC Animated Universe) – (1989 – 2007): 10/10
Đây chính là những TV Show hoạt hình đã thay đổi cuộc đời mình. Chính những show này là lý do khiến cho mình quyết tâm theo đuổi ước mơ trở thành họa sĩ, khiến cho mình đam mê phong cách

vẽ cartoon đơn giản, phóng khoáng, cách điệu, và cũng chính là lý do khiến mình nghiện ngập siêu nhân.Lần đầu tiên mình tiếp xúc với DCAU là khi mình xem Justice League lần đầu tiên trên Cartoon Network hồi mình còn học cấp 2. Lúc đấy mình mới chỉ biết lõm bõm về siêu nhân, Superman và thế giới truyện tranh Mỹ thông qua các phim Superman thời kỳ trước và Smallville. Nhưng với Justice League, lần đầu tiên mình biết đến việc trong thế giới của DC có cả 1 vũ trụ nơi có hàng trăm nhân vật khác nhau có liên kết với nhau và đều có những câu chuyện riêng của mình.

Hồi đấy internet còn là dial-up siêu chậm, thế nhưng mà mình vẫn hàng ngày tận dụng từng tí thời gian một để lên mạng tìm kiếm hình ảnh của Justice League và những phim liên quan, và đến khi mình tìm được thông tin về cái người đứng đằng sau tất cả thì thực sự cuộc đời mình thay đổi hoàn toàn – Bruce Timm.

Năm 1989, chính Bruce Timm là người đã làm ra Batman: The Animated Series – TV show hoạt hình đầu tiên dành riêng cho nhân vật Batman. Không chỉ thế, đây còn là TV Show hoạt hình đầu tiên có animation cực kỳ mượt mà, phong cách vẽ nghiêm túc, nội dung và hình ảnh đều cực kỳ đen tối, ám ảnh, phong cách phim đậm chất noir trinh thám Mỹ những năm 30 với bố cục ánh sáng, bóng tối cực kỳ chuẩn mực. Nhưng quan trọng nhất, chính Batman TAS là TV Show đầu tiên mang tới cho khán giả những cốt truyện nghiêm túc, sâu sắc, đen tối, đầy tính triết lý bên cạnh những màn hành động không kém gì phim live action ở thời bấy giờ. Các nhân vật trong Batman TAS đều được xây dựng cực kỳ kỹ lưỡng và sâu sắc, mỗi người đều có câu chuyện background riêng của mình đầy gai góc, nội tâm phức tạp, những mối quan hệ phức tạp, chồng chéo. Đặc biệt là các nhân vật phản diện đều được khắc họa cực kỳ đáng sợ, ghê rợn, kinh khủng, những băng đảng Mafia giết người như ngóe – một điều mang tính cách mạng trong hoạt hình dành cho truyền hình. Cộng thêm phong cách vẽ đặc trưng, đơn giản, khác lạ, nhưng cũng có phần nào đó “retro” do Bruce Timm đích thân thiết kế cho các nhân vật, 3 season đầu tiên của Batman TAS đã giành được không đếm xuể giải thưởng và những lời tán dương không bao giờ kết thúc từ các nhà chuyên môn cả về điện ảnh lẫn hoạt hình. Chính phong cách của Batman TAS là thứ đã gây ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến phong cách của rất nhiều những hậu duệ sau này cả về phong cách vẽ, phong cách kể chuyện, phong cách hành động, và cả cái sự “người lớn” nhất định dành cho một bộ phim hoạt hình.

Continue reading

Wreck-it-Ralph (2012)

Wreck-it-Ralph (2012): 9,5/10

Thú thực là tớ biết đôi lúc tớ chấm điểm phim khá là cảm tính, và nhiều khi có những phim có điểm tương đương nhau chưa chắc độ hay đã tương đương nhau. Nhưng như tớ đã nói, tớ chấm điểm phim theo cảm nhận cá nhân của tớ, nếu bạn cảm thấy giống tớ thì tốt, còn nếu không thì cũng không trách nhau được, vì chúng ta khác nhau. Phim hay dở ra sao, trong review tớ đều nói rõ, và thường tớ xem phim tớ tìm cái hay trước khi tìm cái dở, nên điểm tớ chấm cũng theo những tiêu chí như vậy.

WIR có thể nói là phim hoạt hình hay nhất do Disney Animation Studios tự sản xuất trong nhiều năm nay, kể từ khi thời hoàng kim của các công chúa kết thúc, và kể từ khi Pixar nổi lên và đặt nền móng cho một đế chế mới. Tuy nhiên trong khoảng 5 năm trở lại đây, có rất nhiều dấu hiệu cho thấy DAS đang lấy lại phong độ của mình. Những phim như Princess and the Frog, Tangled, hay thậm chí là Bolt, đều cho thấy sự tinh tế trong kịch bản của Disney đang trở lại. Nếu với Tangled, Disney đã chứng minh cho mọi người thấy rằng các nàng công chúa vẫn là lãnh địa không thể xâm phạm của hãng, thì Wreck-It-Ralph giống như bản tuyên ngôn về sự trở lại chính thức của “ông vua hoạt hình” 1 thời. Và rằng, Pixar không phải cái tên duy nhất về hoạt hình dưới mái nhà Disney.

The Legend Ends

The Dark Knight Rises (2012) – 9.5/10

Một cái kết quá hoàn hảo cho một huyền thoại.

Trước tiên, tớ phải nói rằng, tớ chưa bao giờ là fanboy của series Batman do Chris Nolan đạo diễn, vì nó không phải là cái “kiểu” phim có thể khiến tớ trở thành fanboy. Và vì thế, tớ chưa bao giờ trông đợi hay ngóng chờ háo hức bất cứ phần nào trong cả 3 phần phim, để rồi chỉ đến khi được xem, thì mới lăn đùng ngã ngửa ra vì những điều tuyệt vời mà Chris đã làm cho Batman. Và lần này cũng vậy, Chris lại tiếp tục thuyết phục tớ bằng tài năng của mình trong The Dark Knight Rises.

Trước khi nói vào phim, phải nói rằng nhà sản xuất đã có 1 chiến lược hoàn hảo trong việc PR và marketing cho phim. Chiến lược này thực sự theo mình chẳng kém cạnh là bao so với những gì Joker từng làm trong The Dark Knight cách đây 4 năm. Cái tuyệt vời trong chiến lược đó nằm ở trong những cuộc phỏng vấn, những lời phủ nhận, những tin đồn, những scandal… trước khi phim được chiếu, mà chỉ khi bạn xem phim và để ý, bạn mới nhận ra rằng, tất cả chúng ta đều đã rơi vào cái bẫy PR của nhà sản xuất 1 cách tài tình đến như thế nào. Và tất nhiên, những cái bẫy đó giăng ra cũng đóng góp 1 phần không nhỏ trong việc khiến cho khán giả được trải nghiệm những cảm giác hưng phấn, bất ngờ, hào hứng với tất cả mọi thứ trong phim. Và ở đây, dùng cái từ “bị thổi bay” “bị nổ tung” để mô tả đầu óc bạn khi xem TDKR là quá chuẩn, không lệch đi đâu được.

Continue reading

Doctor Who (2005)

Doctor Who (TV Show – phiên bản 2005) – 9.5/10

(This review is only in Vietnamese, may be the longest review I’ve ever written, so, I’m sorry if you want to read it in English, that’ll have to wait. But, feel free to click like and share it if you like it, thank you so much)

Doctor Who là một trong số những TV Show khoa học viễn tưởng có lịch sử lâu đời nhất, dài hơi nhất, và có tầm ảnh hưởng lớn lao nhất đến văn hóa đại chúng ở nước Anh trong thế kỷ 20. Nếu như ở Mỹ có Star Trek và Star Wars là những biểu tượng sci-fi khiến dân chúng điên rồ và tạo ra cả một cộng đồng geek khổng lồ nghiện ngập, thì ở Anh có Doctor Who.

Lên sóng BBC từ những năm 1963, Doctor Who phiên bản gốc đã từng kéo dài cho tới tận season 26, mỗi season có xấp xỉ 20 tập phim kéo dài khoảng 30 – 45 phút, và phim đã ghi lại dấu ấn của 8 diễn viên khác nhau trong vai Doctor. Phần cuối cùng của Doctor Who 1963 cho tới tận năm 1989 mới kết thúc và để lại rất nhiều sự tiếc nuối cho khán giả thời bấy giờ. Chính vì thế, khi mà Doctor Who được BBC cho quay lại màn ảnh nhỏ (hoặc, màn ảnh rộng kỹ thuật số cỡ lớn full hd của ngày nay) vào năm 2005, đây đã là một sự kiện mang tầm lịch sử với người xem truyền hình ở Anh nói riêng và thế giới phương Tây nói chung.

Bản thân mình cảm thấy nếu cày hết 26 season của bộ cũ sẽ là một điều không tưởng, nên đã quyết định là sẽ chỉ xem 6 season của phiên bản 2005 mà thôi (một phần nữa là vì mình thích xem phim hiện đại có kỹ xảo tốt hơn), thế nên review này sẽ không đề cập và so sánh với phiên bản gốc 1963. (tuy gọi là 2 phiên bản khác nhau để phân biệt, 6 phần phim này vẫn có những mối liên hệ mật thiết với 26 phần phim trước kia, nhưng chúng ta không cần phải xem lại toàn bộ phim cũ mà vẫn có thể hiểu được phiên bản mới này).

Doctor Who kể về cuộc phiêu lưu của một người ngoài hành tinh thuộc chủng tộc Time Lord, thuộc hành tinh Galifrey – The Doctor (tạm hiểu là ông tiến sĩ) – và là người cuối cùng còn sống sót sau cuộc chiến Time War với chủng tộc Dalek (một chủng tộc robot hủy diệt cực kỳ nguy hiểm). Những điều The Doctor làm là chu du qua tất cả các chiều không gian và thời gian bằng chiếc phi thuyền vũ trụ có tên TARDIS với hình dạng một chiếc hộp điện thoại cảnh sát màu xanh (phổ thông ở Anh từ thập niên 50).

(Ấn link để đọc tiếp)

Continue reading

The Amazing Spider-man 2012

Click the link to view it on facebook

The Amazing Spider-man (2012) – 9/10

Trước tiên phải nói trước là điểm tớ chấm cho phim này, phần nhiều là vì tớ là fanboy của Spider-man, dù là phiên bản nào đi chăng nữa, miễn là được thấy nhân vật thân yêu đu tơ bay lượn trong thành phố New York là tớ hạnh phúc tột cùng rồi, nên đừng quá tin tưởng review này.

Tuy nhiên, tớ vẫn có những lý do riêng của mình để chấm cho phim điểm cao như vậy. Nhiều người cho rằng phim này giống hệt Spider-man của Sam Raimi, và do đó phim này chán hơn phim trước. Mình thì lại nghĩ khác. Với tư cách 1 người đã xem Spider-man Trilogy của Sam Raimi mỗi phần ít nhất 10 lần, thì mình cho rằng mỗi phiên bản đều có cái hay riêng của nó, đem 2 phiên bản này ra so sánh chỉ tổ làm mất lòng nhau mà chẳng được cái lợi gì, chi bằng hãy cứ mở lòng ra thưởng thức và thích thú với cái anh nhện bắn tơ đu lượn có phải sướng hơn không.

Cái đầu tiên khác biệt nhất của The Amazing Spider-man (TAS) so với phiên bản cũ Spider-man (SM) chính là tông chủ đạo của phim. Từ âm nhạc, màu sắc phim, các cảnh quay, tình huống đều được xây dựng có phần nhiều sự trầm lắng và tối tăm hơn. Tâm sự của Peter Parker không chỉ có mỗi cái chết của ông bác Ben mà còn là những bí ẩn không lời giải đáp về số phận bố mẹ mình trước kia, và thậm chí là bố của bạn gái lại chính là người đang tìm cách bắt mình vào tù. Ngay từ việc xây dựng nhân vật, TAS đã cho người anh hùng 1 loạt những điều khó khăn, khổ sở, rắm rối xảy ra trong đầu. Đấy là chưa kể, những tình huống trong phim, động cơ của các nhân vật cũng nghiêm trọng hơn, nghiêm túc hơn các phiên bản trước. (SPOILER: Phim có những 2 người chết, and that makes this film a lot more serious).

Tuy nhiên, tông là một chuyện, cái chính làm nên TAS và khiến nó khác biệt so với SM chính là sự “có lý” trong việc xây dựng nhân vật và cốt truyện. Hầu hết mọi chuyện đều có lời giải thích hợp lý, đặc biệt là quá trình khám phá ra khả năng, làm quen với nó, và trở thành người hùng của Peter Parker theo mình là được thực hiện tốt hơn nhiều so với SM. Mọi thứ không tự nhiên một cách thần kỳ hiện ra như một vở kịch (giống như trong SM), và đều phải trải qua quá trình. Mối quan hệ tình cảm giữa Peter và Gwen trong TAS tuy có phần “đỡ khổ” hơn so với anh Tobey ngượng nghịu với cô Mary Jane trong SM, nhưng bù lại, nhân vật Gwen ở đây so với MJ trước kia thú vị hơn và đóng những vai trò quan trọng hơn trong câu chuyện, chứ không chỉ còn đơn giản là cô gái yếu đuối vô dụng suốt ngày bị bắt cóc và chờ cứu.

Cái thứ 2 mà mình đánh giá TAS cao hơn SM là về mặt diễn đạt những trường đoạn cần khơi gợi cảm xúc trong lòng khán giả, đặc biệt là trường đoạn vô cùng quan trọng – chú Ben chết. Theo mình thì tình huống này trong phim này được làm cụ thể hơn, hợp lý hơn, và thực sự là mình cảm thấy nhiều cảm xúc trong đoạn này hơn trong SM. Tất nhiên cả phim không chỉ có mỗi đoạn này, có rất nhiều những đoạn khác trong phim được làm theo mình là rất cảm động, và chính điều đó cũng đã đóng góp 1 phần trong việc kéo tông của phim xuống 1 mức trầm.

Một trong số những điều khiến Spider-man chính là nhân vật mà mình đam mê nhất trong thế giới của Marvel chính là những pha chọc cười hài hước, đá đểu, đá xoáy, móc máy rất thông minh và thú vị của Spider-man mỗi lần chiến đấu với bất cứ kẻ thù nào. Và quả không hề uổng công mong đợi, vì Andrew Garfield thực sự đúng là Spider-man hài hước đúng chất.

Nói đến đây lại phải bàn về nhân vật Peter Parker. Nếu như trong SM, Peter là 1 thằng ngố đúng chất, chả biết cái gì, chỉ cool mỗi lúc đeo mặt nạ vào, thì TAS lại mô tả Peter thay vì ngố, thì chỉ đơn giản là 1 thằng lập dị, tự kỉ, suốt ngày ủ rũ. Theo mình đây là một cách xây dựng nhân vật thông minh và không chân phương. Peter thường xuyên có những cử chỉ, suy nghĩ, lời nói, hành động, và đặc biệt nhất là dáng đi, dáng ngồi đúng kiểu 1 thằng tự ti, thu mình với cuộc sống. Cụ thể hơn thì đó là những sở thích đi chơi 1 mình, không hề có bạn, nụ cười ngố, nói năng ấp úng nhưng không đần và ngớ ngẩn. Peter của TAS thực sự đúng như trong phần tóm tắt phim trên rottentomatoes – an outcast.

Về mặt hình ảnh thì có lẽ khỏi nói, tớ là 1 fanboy, và tớ cảm thấy quá thỏa mãn với những gì phim mang lại, đặc biệt là những cảnh đu tơ thì quá tuyệt vời ông mặt giời, xem chỉ thấy sung sướng, phê phề phề trên ghế, cảm tưởng như ko bao giờ là đủ với những cảnh này. Hôm trước HBO có chiếu lại SM và mình cho là mình thích cả 2 phim, riêng về mặt bay lượn của Spidey. Quá đã.

Nói tóm lại, mình sẽ chả chê gì phim, vì mình ko muốn chê, và vì mình đã cảm thấy rất thỏa mãn với những gì phim mang lại, nó chính xác là những gì mình luôn mong đợi ở 1 bộ phim Spider-man, mình thấy nó hoàn hảo và chỉ muốn xem đi xem lại để thưởng thức từng khung hình nhỏ một.

(Chú thích tranh – đi xem Spider-man cùng người yêu số dzách Thanh Khiết Lương)

Những điều cần lưu ý về The Amazing Spider-man

Có mấy cái chú ý về phim này như thế này:

– The Amazing Spider-man là reboot – tức là làm lại hoàn toàn từ a-z không liên quan gì đến 3 phần trước, cả về nội dung lẫn con người.

– Spider-man này sau khi bị nhện cắn chỉ có thể leo tường, giác quan thứ 6, và khỏe hơn chứ không thể tự bắn ra tơ. Thay vào đó phải sử dụng một công cụ hỗ trợ bắn ra tơ gọi là webshooter – trung thành với phiên bản Amazing Spider-man truyện tranh.

– Peter Parker ở đây không yêu Mary Jane mà yêu Gwen Stacy.

– Peter Parker ở đây sẽ luôn luôn là học sinh cấp 3, khác với 3 phần trước là Peter đã trưởng thành và đi làm, học đại học.

– Đối thủ ở phim này của Spidey sẽ không phải Goblin, mà là Kurt Connor tức The Lizard, một nhà khoa học bị biến thành quái vật thằn lằn (3 phần trước chính là ông thầy lớp đại học của Peter)

– Phần này có đả động nhiều hơn đến bố mẹ của Peter – theo trailer thì có vẻ sẽ cho dính líu đến The Lizard và webshooter.

– Phim này sẽ không có tòa soạn báo Daily Bugle và ông chủ tòa soạn nóng tính Jonah Jameson.

– Phim được hứa hẹn sẽ có tông chủ đạo đen tối, nghiêm trọng hơn 3 phần trước.

– Truyện tranh có rất nhiều phiên bản khác nhau, game và phim cũng vậy, không có cái nào liên quan đến cái nào, nên ko việc gì phải cố gắng giải thích phim bằng truyện hay game vì nó đương nhiên sẽ là 1 phiên bản độc lập hoàn toàn.

FINALLY: THE AVENGERS!!!!!!!!

The Avengers (2012): 9.5/10

AM I DOING THIS RIGHT? — THỬ TÌM XEM CÁI NÀO LÀ CỦA ÔNG NÀO TRONG PHIM :)))))

Cuối cùng thì sau 4 năm chờ đợi với 5 bộ phim có đầy những móc nối nội dung với nhau từ Iron Man, The Incredible Hulk, Iron Man 2, Thor và Captain America: The First Avenger, thì giấc mơ của bất cứ thằng geek super heroes nào cũng đã trở thành hiện thực – The Avengers – bộ phim điện ảnh chiếu rạp đầu tiên trong lịch sử chuyển thể thành công tập hợp siêu nhân đình đám nhất của họ nhà truyện tranh Marvel.

Phải nói trước là tớ không phải fan comic, tớ gần như chả đọc comic bao giờ, những chính nhờ những bộ phim chuyển thể từ siêu nhân comic mà tớ đã trở thành một thằng fanboy superheroes điên cuồng. Và việc The Avengers ra rạp thật quả đúng chính thị là ngang với nằm mơ.

Tuy nhiên, sau Thor và Captain có chất lượng nội dung thuộc tầm “xem ổn” chứ ko được xuất sắc như Iron Man và The Incredible Hulk, thì thực sự là mình đã hạ sự trông đợi của mình vào nội dung của The Avengers, và xác định sẵn tinh thần là mình sẽ chỉ xem phim như một fanboy không quan tâm tới nội dung phim mà chỉ cần tận hưởng giấc mơ thành hiện thực được xem Avengers trên màn ảnh là đủ rồi, và vẫn sẽ thích nó như thường. Nhưng bộ phim đã làm vượt quá xa mọi trông đợi của mình.

Đây chính là một bộ phim siêu anh hùng hoàn hảo, là bộ phim siêu anh hùng truyện tranh hay nhất từ trước tới nay mà mình từng xem, kể cả so với những phim phức tạp như The Dark Knight hay sâu sắc như Watchmen.

Bởi vì nó vui, bởi vì nó có đánh nhau đẹp mắt, kỹ xảo đẹp mắt, lời thoại thông minh, tình huống hài thông minh, kịch bản được sắp xếp chặt chẽ, thông minh, chia đều hào quang cho tất cả các nhân vật, ngay cả nhân vật phụ như Maria Hill cũng có những giây phút tỏa sáng, bởi vì có siêu nhân bay lượn, bởi vì có các siêu nhân không chỉ đánh nhau mà còn có vấn đề cá nhân lủng củng, bởi vì nó tận dụng tất cả những chi tiết đã có để sử dụng, và quan trọng nhất, tất nhiên, là bởi vì nó tập hợp hàng loạt các siêu nhân trong các phim khác nhau vào trong cùng 1 phim. Và rõ là chẳng thể nào có phim nào có thể vượt qua Avengers về những điều nói trên. Nó là một phim giải trí siêu anh hùng giả tưởng hoàn hảo, gần như không có lỗi.

Tất nhiên, xét về chiều sâu thì nó ko so được với The Dark Knight hay Watchmen, nhưng những phim đó nó không có được cái chất “truyện tranh siêu anh hùng” – cái thứ mà có thể biến bất cứ ông người lớn nào trở thành thằng trẻ con tưởng tượng mình đang cầm khiên, mặc giáp, cầm búa… bay lượn đánh kẻ xấu. Một cái sự “màu mè, ngây thơ” rất giải trí, rất comic, rất hoạt hình, nhưng vẫn thấy được rằng, cái đống này do 1 đám người lớn cực kỳ có đầu óc làm ra.

Ban đầu cũng định bắt lỗi phim này, vì không phải phim không có lỗi, nhưng mà what the fuck, who gives a single shit about that? THIS MOVIE IS FUCKING AWESOME IN EVERY WAY AND NO OTHER CAN SURPASS IT, at least, so far.

Sherlock Holmes 2 and Chronicle

Sherlock Holmes 2: A Game of Shadows (2012) – 7.5/10

Phim hay! Xem cực thích và sướng mắt, sướng tai, và sướng cả não!

Phim này làm những điều hoàn toàn khác với series Sherlock Holmes ngày xưa và khác cả với BBC’s Sherlock, bởi vì nó là phim Mỹ. Và người Mỹ thì rất thực tế, và Holmes trong phim của Guy Ritchie không phải là 1 tên người Anh điển hình lịch thiệp, kiêu ngạo, thay vào đó là 1 gã rất khoái hoạt động thực địa, lăn xả vào tất cả những chỗ nguy hiểm nhất, bẩn thỉu nhất, và cái hay nhất ở Holmes của Ritchie mà mình thích, chính là Holmes biết đánh nhau. Cái chính là đây không phải dạng đánh nhau hùng hục, mà là đánh nhau bằng đầu óc, tất cả mọi cú đánh đều được Holmes tính toán trước khi ra đòn và đỡ đòn – đánh nhau thông minh – which is pretty awesome and clever.

Tuy nhiên, là một fan của phần 1 phim này, mình phải nói thực là hơi thất vọng với phần 2. Phần lớn bộ phim không có được cái chất thông minh trong từng lời nói, suy luận, và sự sắc sảo tinh tế của Holmes như phần 1, thay vào đó đúng như anh Nguyễn Nguyen Khanh Duong đã từng nói, giống như 1 cái máy suy luận hơn là một thám tử.

Thứ 2 nữa là khá thất vọng với Moriarty – một nhân vật mình khá trông chờ – đối thủ nguy hiểm nhất trong sự nghiệp của Holmes. Thật tình mà nói mình cho là Jared Harris không có được cái thần của một Napoleon trong giới tội phạm – không thể hiện được cái tầm, và sự chủ động, sự lấn át đối với Holmes, và tất nhiên, cả sự khinh khỉnh.

Thất vọng nữa, ấy là cốt truyện của phần 2 hình như chả liên quan gì đến phần 1, mà rõ ràng với những gợi ý từ phần 1, thì lẽ ra phần 2 này phải có gì đó móc nối với Black Wood, nhưng đây lại chả có gì. Hơn nữa, cảm giác những kế hoạch, những tính toán của Moriarty quá chân phương và nông, không có được sự lắt léo, thâm sâu, chi tiết và đầy bất ngờ cực kỳ nguy hiểm mà BBC’s Sherlock thực hiện quá đỉnh.

Tuy nhiên, đoạn Holmes và Moriarty ôm nhau tính toán cuộc đấu võ tay đôi khá thú vị, và cả cái cách nó kết thúc trường đoạn đấy cũng thể hiện rất được cảm xúc.

Nói chung, hơi thất vọng đôi chút vì có quá nhiều down sides trong phần 2, mình vẫn rất thích phim này, và hi vọng sẽ có phần 3 nữa vì cái chất giải trí thông minh của nó vẫn ở đấy và hết sức hấp dẫn.

———————————————-

Chronicle (2012) – 9/10

Một trong số những phim hay nhất trong nửa năm trở lại đây được xem.

Phim sử dụng lối quay phim “đời thường” – 100% các cảnh quay của phim đều được thực hiện để cho có cảm giác chúng được thu từ nếu không phải camera cầm tay thì cũng từ camera công cộng hoặc camera cảnh sát, hoặc vân vân, mà không phải là camera điện ảnh – which is pretty amazing. Tất nhiên, kiểu quay phim này chẳng có gì mới lạ khi mà người ta đã được xem quá nhiều các thể loại như Cloverfield hay Paranormal Activity và dường như là cái cách quay phim này chưa thực sự phát huy được hết hiệu quả của nó.

Nhưng với Chronicle thì khác, chính cái cách quay phim này đã khiến cho đề tài của phim – Super power – càng trở nên fucking awesome hơn bao giờ hết. Những pha bay lượn, những pha sử dụng telekinesis (viết đúng ko nhỉ), bình thường trong các phim siêu anh hùng bình thường khác ta chẳng thấy có gì đặc biệt, vì rõ đó là phim, nhưng với cách quay giả máy quay cầm tay này, tất cả mọi thứ đều cho cảm giác “thực” cực kỳ thú vị, giống như được trải nghiệm các khả năng siêu nhiên của các nhân vật một cách trực tiếp vậy – hết sức thú vị và hào hứng.

Cũng phải nói rằng với phim kiểu này, diễn xuất là một vấn đề rất lớn, và mình cho là với những gương mặt không có tên tuổi tham gia trong phim, thì họ đã làm được những điều rất đáng khích lệ. Mình thực sự tin vào những sự phát triển tâm lý, tính cách thông qua các sự kiện, thực sự tin vào cảm xúc của nhân vật, và tin vào tình huống.

Tuy nhiên, một hạt sạn to tướng, ấy là ở cuối phim, đứng trên núi tuyết, mà anh giai hú rõ to.

Nói chung là một phim fucking awesome mà mình không hiểu tại sao có bất cứ ai lại có thể chê nhảm.

Review: The Ides of March

The Ides of March (2011): 8/10

Đây là một bộ phim phản ánh đậm nét bộ mặt chính trị của nước Mỹ, và cái cách mà nó đã hủy hoại tâm hồn của một con người ra sao.

Stephen là một chuyên gia về truyền thông cho chiến dịch vận động tranh cử của một ông nghị sĩ Mỹ. Lúc đầu anh này tham gia chiến dịch vì “niềm tin”. Niềm tin vào những điều tốt đẹp, vào những lý tưởng vĩ đại, những sự trong sáng, những tươi đẹp, cao quý mà anh từng ngưỡng mộ ở quê hương mình. Nhưng đến cuối phim, tất cả chỉ còn lại là một chuyên gia, một đầu sỏ tranh cử chính trị, một kẻ thâm độc, lắm mưu nhiều kế, và ánh mắt của anh ở cuối phim, đã chẳng còn “niềm tin” nữa rồi.

Phim này nhắn gửi đến những nhà “dân chủ, tự do, nhân quyền” yêu nước Mỹ, yêu chính trị Mỹ, hoang tưởng về những điều cao siêu ảo giác mà nước Mỹ họ nhồi cho thế giới. Rất tiếc, dù bạn được chọn 1 trong 2 cánh cửa, nhưng chúng đều dẫn vào 1 căn phòng, trống không. (mượn lời Key Sataniel)

Phim thuộc dạng phải xem với các bạn nữ vì có Ryan Gosling và George Clooney siêu đẹp trai và hot boy, còn các bạn nam thì có Evan Rachel Wood – một trong số những nữ diễn viên đẹp nhất mình từng biết.

Quên, đây cũng là phim có Poster ấn tượng nhất 2011 với mình. Phản ánh quá rõ cái mà phim truyền tải. Kiểu before – after.

Review: The Girl with the Dragon Tatoo

The Girl with the Dragon Tattoo (2011 – Mỹ) 8/10

Overrated là những gì mình sẽ tả về phim này. Khi xem được 2/3 phim thì thấy cũng hay, chất, thú vị, hấp dẫn, nhưng đến đoạn cuối thì phim trở thành 1 phim bình thường vì đã bị bôi ra quá dài dòng một cách vụng về. Cốt truyện trong phim gốc của Thụy Điển được xây dựng để làm trong 2 tập, chứ ko phải 1, chính vì vậy nó rất khác với kịch bản xây dựng cho 1 phim dài, việc áp nguyên xi không thay đổi vào phiên bản của Mỹ đã khiến nó không phù hợp. HOặc ít ra là cá nhân tớ thấy thế.

Thứ 2 là mình thấy cái tên phim cuối cùng lại chẳng liên quan và có giá trị mấy với nội dung phim. Chưa kể là cả bộ phim mình ko hề có cảm giác đây là phim nói về Salander mà lại là về ông Blomviskt mới là chính, vì nhân vật Salander được xây dựng đan xen với ông kia, nhưng lại quá mờ nhạt vì chẳng có gì liên quan đến sự kiện chính đáng quan tâm là vụ mất tích của Harriet —> cái này là kém hơn bản gốc của Thụy Điển. Vì thế khi xem thì câu hỏi trong đầu mình luôn là “Ơ thế cái cô này liên quan quái gì đến câu chuyện? Chả quan tâm, skip đến đoạn ông kia phá án đi!” Để rồi mãi tới nửa phim mới thấy cô này dính dáng đến vụ án một cách rất… nhạt và nhoay nhoáy, và cả việc xây dựng mối quan hệ với Blomviskt cũng vẫn rất hời hợt.

Thứ 3, sau tất cả những lời tung hô có cánh, tất cả những ca ngợi mà mình chưa hiểu là ca ngợi cái gì, cao siêu chỗ nào, sâu sắc ra sao không biết, mình thấy phim này so với Tinker Tailor Soldier Spy – cùng thể loại, kém xa. Hoặc, mình là 1 thằng không biết thưởng thức phim “nghệ thuật cao cấp”.

Nhưng nói vậy, vẫn phải khẳng định lại, mình đã chấm phim 8/10 là có lý do, phim rất hay, rất đáng xem, rất hấp dẫn, rất thú vị với bất cứ ai đam mê thể loại phim trinh thám, hay đã từng là fan của Conan Doyle, Agatha…

Quick Review: Another Earth and Morning Glory

Another Earth 2011: 9/10

Một phim indie có premise khá giống với Melancholia. Nhưng điều khác biệt là gì? Đó là khi xem Melancholia, ngoài “cảm giác” khó chịu với tất cả mọi thứ trong bộ phim như kết cấu phim, quay phim, diễn xuất, câu chuyện, thì mình không có bất cứ “cảm xúc” nào với bộ phim, với nhân vật, với quay phim, với visual…

Ngược lại, Another Earth cũng mang lại một “cảm giác” vô cùng khó chịu, căng thẳng, hoang mang. Nhưng không chỉ có vậy. Tất cả mọi thứ của phim từ diễn xuất, câu chuyện, chuyển biến tâm lý, tình tiết, quay phim, bố cục và kết cấu phim, chưa kể cả âm nhạc và âm thanh, đều mang lại “cảm xúc”. Cái cảm xúc ở đây là cảm xúc dành cho bộ phim, không phải là cảm xừ “từ” bộ phim. Cảm xúc từ từng hành động, lời nói của nhân vật, từ góc quay, màu sắc của phim, từ cả phần âm thanh ma quái xoáy sâu vào óc cực kỳ ám ảnh.

Và đặc biệt hơn, ở một câu chuyện khiến cho người xem căng như dây đàn.

KHông cần phải diễn viên lớn, đạo diễn lớn, hãng lớn, cũng chẳng cần một kết cấu cố tình, cố gắng tỏ ra khó hiểu, cao siêu, thì mới là một bộ phim có sức nặng nghệ thuật. Đôi khi chỉ từ những điều thật chân phương, nhẹ nhàng như vậy thôi.

A must see for any movie lover.

————————————————————

Morning Glory 2010 – 8/10:

Được người yêu Thanh Khiết Lương giới thiệu cho nên là down về xem ngay. Một bộ phim hài nhẹ nhàng hết sức vui và thú vị, đặc biệt dành cho những workaholic. Nhờ phim này, Rachel Mcadams chính thức trở thành một trong số những nữ diễn viên ưa thích nhất của mình về mặt diễn xuất. Thực sự diễn xuất của Rachel trong phim này cho mình một cái cảm giác rằng cô này thực sự yêu thích, thực sự đam mê và nhiệt tình với cái công việc diễn viên của mình, và nhờ thế, khiến cho mình thực sự tin vào nhân vật Becky trong phim.

Thực sự về mặt điện ảnh, phim này chẳng có gì nhiều để nói, nhưng với cá nhân mình, những bộ phim có khả năng cho khán giả một cảm giác “feel good” trong lòng có một giá trị và vị trí nhất định trong niềm đam mê phim ảnh của mình. Và Morning Glory chính là bộ phim như thế.

Còn gì tuyệt vời hơn khi được nhìn thấy một cô gái xinh đẹp như thế, nở những nụ cười rạng rỡ, hạnh phúc như thế khi cống hiến hết mình, dốc hết trái tim mình cho cái công việc mà mình đam mê. Phải nói thực rằng, với cái phim này, chỉ có những ai thực sự “yêu” cái công việc của mình như yêu cái việc hít thở, ăn uống hàng ngày mới có thể thấm được cảm xúc.

Một bộ phim tốt cho tinh thần của bất cứ ai đang gặp phải khó khăn trong công việc.

84th Oscar Quick Review: Flying Books and The Artist

Lâu rồi không update gì cả, kể từ khi sang Mỹ đến giờ. Vừa có 1 bạn vào hỏi thăm nên cảm động quá phải up cái gì đó lên ngay lập tức. Nhưng trước hết thì mình cũng xin được thông báo đôi chút.

Về cơ bản, hầu hết những tranh vẽ, review phim của mình đều được update đều đặn và thường xuyên trên facebook cá nhân của tớ theo link sau (hoặc có thể xem ở mục Chi nhánh 4 phương ở cột bên phải blog)

http://www.facebook.com/splendidriver
Thế nên nếu các bạn muốn theo dõi thường xuyên hơn các update của tớ cả về tranh vẽ, cuộc sống, và review phim của tớ, cũng như làm quen và kết bạn với tớ thì các bạn có thể add friend tớ hoặc subscribe để theo dõi thường xuyên hơn. (Chú ý: Nếu bạn là độc giả blog này của tớ có lẽ bạn cũng đã biết có 1 số vấn đề về chính trị mà tớ có thể gây khó chịu cho một vài người, cũng như là sẽ có những người khiến tớ khó chịu, nên là cân nhắc việc add hoặc subscribe này nhé).

Thứ 2 nữa là vì điều kiện thời gian và tâm sức hạn chế vì từ nay tớ đã theo học ở trường Academy of Art University ở San Francisco, Mỹ, nên tớ sẽ rất hạn chế, và rất có thể là dừng việc viết review phim theo dạng bài phân tích dài. Thay vào đó tớ sẽ viết và update thường xuyên review phim theo dạng đoạn văn ngắn, chủ yếu mang tính tóm lược

Còn bây giờ thì nhân dịp Oscar lần thứ 84 vừa trao giải cho hết các hạng mục, đây là 2 review cho 2 bộ phim mà theo tớ là ấn tượng nhất. Cũng có 1 số phim khác trong Oscar tớ đã từng review, nhưng xin phép được để sau này up dần, 1 lúc quá nhiều lên đây thì cũng không hay ho cho lắm.

—————————————

The Artist 2011 – 9,5/10:

The Artist là 1 phim sản xuất năm 2012. Nhưng lại làm theo phong cách của những năm 20 – đen trắng câm.

The Artist là phim câm, tưởng là hoài cổ, nhưng lại nói về sự tụt hậu của 1 người nghệ sĩ từ chối chấp nhận sự phát triển của điện ảnh.

The Artist là phim nói về sự phát triển của điện ảnh và mặt trái của sự hoài cổ, sản xuất giữa thế kỉ 21, nhưng lại làm theo phong cách hoài cổ đen trắng câm.

Và cái hay của nó chính là ở những điều oái oăm xoắn quẩy như vậy.

Xin chúc mừng bộ phim đã đạt giải Oscar cho phim Xuất sắc nhất và các giải khác.

—————————————

Fantastic Flying Books of Mr. Morris Lessmore – 9,5/10:

Một tuyệt tác dành tặng tất cả những người đã, đang, và sẽ cống hiến cả đời mình cho một môn nghệ thuật vẫn còn bị đánh giá chưa đúng tầm, ngay cả ở nước Mỹ – Hoạt hình.

Câu chuyện của bộ phim nói về tình yêu dành cho sách, nhưng thực ra, tất cả những gì bộ phim làm là nhằm tôn vinh vẻ đẹp của nghệ thuật hoạt hình từ truyền thống cho tới máy tính như hoạt hình mô hình, hoạt hình 3D, hoạt hình 2D từ thời kỳ đen trắng cho tới khi có màu. Những cái này, nếu như ai đã xem Behind the scene của phim, và là người đam mê nghệ thuật hoạt hình, sẽ hiểu được cái vẻ đẹp tinh tế trong từng thước phim của FFBML.

Riêng với bộ phim này, riêng về mặt phối hợp nhiều kỹ thuật hoạt hình với nhau đã đủ khiến cho giá trị của nó vượt xa bất cứ tác phẩm nào cùng thời. Và không chỉ vậy, một phong cách kể chuyện hết sức giản dị, mộc mạc nhưng vẫn vô cùng bay bổng, mơ mộng, thể hiện ra một tâm hồn và một tư duy vô cùng tự do, đầy chất thơ, kết hợp với phần âm nhạc không thể rung động lòng người hơn, thì thực sự trong năm vừa rồi, không có bộ phim hoạt hình ngắn nào có cơ hội đứng cạnh nó cả.

Nói ngắn gọn, giải Oscar dành cho FFBML là đương nhiên, không phải tranh cãi, cũng giống như trường hợp của The Artist ở hạng mục phim live action vậy.