84th Oscar Quick Review: Flying Books and The Artist

Lâu rồi không update gì cả, kể từ khi sang Mỹ đến giờ. Vừa có 1 bạn vào hỏi thăm nên cảm động quá phải up cái gì đó lên ngay lập tức. Nhưng trước hết thì mình cũng xin được thông báo đôi chút.

Về cơ bản, hầu hết những tranh vẽ, review phim của mình đều được update đều đặn và thường xuyên trên facebook cá nhân của tớ theo link sau (hoặc có thể xem ở mục Chi nhánh 4 phương ở cột bên phải blog)

http://www.facebook.com/splendidriver
Thế nên nếu các bạn muốn theo dõi thường xuyên hơn các update của tớ cả về tranh vẽ, cuộc sống, và review phim của tớ, cũng như làm quen và kết bạn với tớ thì các bạn có thể add friend tớ hoặc subscribe để theo dõi thường xuyên hơn. (Chú ý: Nếu bạn là độc giả blog này của tớ có lẽ bạn cũng đã biết có 1 số vấn đề về chính trị mà tớ có thể gây khó chịu cho một vài người, cũng như là sẽ có những người khiến tớ khó chịu, nên là cân nhắc việc add hoặc subscribe này nhé).

Thứ 2 nữa là vì điều kiện thời gian và tâm sức hạn chế vì từ nay tớ đã theo học ở trường Academy of Art University ở San Francisco, Mỹ, nên tớ sẽ rất hạn chế, và rất có thể là dừng việc viết review phim theo dạng bài phân tích dài. Thay vào đó tớ sẽ viết và update thường xuyên review phim theo dạng đoạn văn ngắn, chủ yếu mang tính tóm lược

Còn bây giờ thì nhân dịp Oscar lần thứ 84 vừa trao giải cho hết các hạng mục, đây là 2 review cho 2 bộ phim mà theo tớ là ấn tượng nhất. Cũng có 1 số phim khác trong Oscar tớ đã từng review, nhưng xin phép được để sau này up dần, 1 lúc quá nhiều lên đây thì cũng không hay ho cho lắm.

—————————————

The Artist 2011 – 9,5/10:

The Artist là 1 phim sản xuất năm 2012. Nhưng lại làm theo phong cách của những năm 20 – đen trắng câm.

The Artist là phim câm, tưởng là hoài cổ, nhưng lại nói về sự tụt hậu của 1 người nghệ sĩ từ chối chấp nhận sự phát triển của điện ảnh.

The Artist là phim nói về sự phát triển của điện ảnh và mặt trái của sự hoài cổ, sản xuất giữa thế kỉ 21, nhưng lại làm theo phong cách hoài cổ đen trắng câm.

Và cái hay của nó chính là ở những điều oái oăm xoắn quẩy như vậy.

Xin chúc mừng bộ phim đã đạt giải Oscar cho phim Xuất sắc nhất và các giải khác.

—————————————

Fantastic Flying Books of Mr. Morris Lessmore – 9,5/10:

Một tuyệt tác dành tặng tất cả những người đã, đang, và sẽ cống hiến cả đời mình cho một môn nghệ thuật vẫn còn bị đánh giá chưa đúng tầm, ngay cả ở nước Mỹ – Hoạt hình.

Câu chuyện của bộ phim nói về tình yêu dành cho sách, nhưng thực ra, tất cả những gì bộ phim làm là nhằm tôn vinh vẻ đẹp của nghệ thuật hoạt hình từ truyền thống cho tới máy tính như hoạt hình mô hình, hoạt hình 3D, hoạt hình 2D từ thời kỳ đen trắng cho tới khi có màu. Những cái này, nếu như ai đã xem Behind the scene của phim, và là người đam mê nghệ thuật hoạt hình, sẽ hiểu được cái vẻ đẹp tinh tế trong từng thước phim của FFBML.

Riêng với bộ phim này, riêng về mặt phối hợp nhiều kỹ thuật hoạt hình với nhau đã đủ khiến cho giá trị của nó vượt xa bất cứ tác phẩm nào cùng thời. Và không chỉ vậy, một phong cách kể chuyện hết sức giản dị, mộc mạc nhưng vẫn vô cùng bay bổng, mơ mộng, thể hiện ra một tâm hồn và một tư duy vô cùng tự do, đầy chất thơ, kết hợp với phần âm nhạc không thể rung động lòng người hơn, thì thực sự trong năm vừa rồi, không có bộ phim hoạt hình ngắn nào có cơ hội đứng cạnh nó cả.

Nói ngắn gọn, giải Oscar dành cho FFBML là đương nhiên, không phải tranh cãi, cũng giống như trường hợp của The Artist ở hạng mục phim live action vậy.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s