Truy tìm bí ẩn trong phim Marvel

Đây là bản gốc bài viết của mình cho kenh14.vn ở đây —> http://kenh14.vn/c8/20110428091141925/nhung-qua-trung-phuc-sinh-hay-ho-trong-phim-sieu-anh-hung.chn

Bản gốc này dài hơn, đầy đủ thông tin thú vị và bổ ích hơn cho độc giả. Bản trên k14 bị cắt đi do dài dòng, và do đối tượng độc giả k14 có lẽ cũng chả có mấy ai quan tâm tới những thứ như thế này.

———————————————-

Truy tìm bí ẩn trong phim Marvel

Liệu bạn có phải là một khán giả xem phim tinh tường? Rất có thể ít hay nhiều khi xem một số phim chuyển thể từ truyện tranh do hãng Marvel Studios sản xuất bạn đã có cảm giác “ngờ ngợ” khi thấy một số chi tiết, hay một số nhân vật trong phim nọ mà lại xuất hiện trong phim kia. Chỉ cần một cái chớp mắt là bạn hoàn toàn có thể bỏ qua những điều thú vị tuyệt vời được nhà sản xuất Marvel Studios giấu vào phim Iron Man (2008), The Incredible Hulk (2008), Iron Man 2 (2010) và sắp tới đây là ThorCaptain America: The First Avengers. Liệu chúng ta đã lỡ mất những điều gì, và những điều đó có ý nghĩa thế nào? Hãy cùng chúng tớ làm “thám tử” lần theo những dấu vết đó để khám phá một bí ẩn cực lớn nhé!

Continue reading

The Social Network (2010)

The Social Network

Năm nay phim dạng tranh nhau Oscar bống nhiên đến cuối năm xuất hiện như nấm mọc sau mưa, chưa kịp xem nhiều phim. Đang có hẳn 1 list cần xem như Black Swan, The King’s Speech, True Grit với 127 Hours, nhưng hầu hết đều chưa có HD nên tạm thời mới chỉ nghiền qua được phim về khởi nguồn của facebook thôi.

Trước hết phải nói là tớ là fan của facebook, thậm chí là có phần hơi addict :)), nhưng may mà mình vẫn có giao tiếp xã hội bình thường tốt nên ko sao. Vì thực sự facebook đã giúp cuộc sống có vẻ thêm 1 chút mùi vị thú vị, mà mình càng ấn tượng hơn khi nó giúp mình tìm được đầy đủ bạn bè cả cấp 1 lẫn cấp 2 nên rất tôn thờ cái sức mạnh lan tỏa và kết nối của cái này, và đó là 1 phần lớn lý do khiến mình mong chờ xem The Social Network.

(*SPOILER ALERT* Review mang nhiều tính chất đánh giá cá nhân và spoil nội dung phim rất nhiều, thế nên ai chưa xem thì nên dừng ở đây, ko nên đọc tiếp)

Continue reading

The Pianist (2002)

Đã muốn xem The Pianist từ lâu nhưng tối qua mới có động lực để ngồi xem và quả thực quá choáng ngợp. Một kiệt tác tuyệt vời về đề tài chiến tranh thế giới lần thứ 2 do Đức Quốc xã phát động, có thể nói là hay nhất trong số những phim về đề tài này mà mình từng xem. Có xem thì mới hiểu tại sao nó lại được đề cừ và giành nhiều giải Oscar vào năm 2002 đến như vậy.

(*SPOILER ALERT* Review có thể spoil do viết theo dòng cảm xúc cá nhân, nếu chưa xem phim không nên đọc tiếp review này)

Phim dựa trên một câu chuyện có thật về nghệ sĩ dương cầm Wladyslaw Szpilman – một người Do Thái Ba Lan, sống lay lắt trong tuyệt vọng giữa thành phố Warsaw bị thống trị và tàn phá bởi sự hà khắc diệt chủng của Phát xít Đức. Ở đó, những người Do Thái bị đối xử không bằng con vật, bị bỏ cho chết đói chết khát, bị giết không vì lý do gì, bị đày ải, sống vật vờ, bị đưa đi các trại tập trung… . Nhưng điều mà bộ phim nhấn mạnh nhất chính là cảnh con người chết đói. Họ chết nằm giữa đường, họ đói tới độ cướp của nhau, rơi xuống đất thì lăn ra húp lấy húp để,… tất cả đều phải giằng giật, tích cóp từng chút thức ăn một để duy trì sự sống ở nơi này.

Continue reading

TRON: Legacy – kiệt tác giải trí 2010

Như tớ đã nói rất nhiều lần trong 2 bài preview về TRON: Legacy mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy trong blog tớ, rằng việc xem trước TRON 1982, cũng như nắm một số thông tin cơ bản bên lề của phim sẽ đóng góp rất nhiều vào việc bạn cảm nhận ra sao về nó. Điều này ĐẶC BIỆT đúng với TRON: Legacy.

Nội dung của TRON 1982, các nhân vật trong đó, khái niệm cơ bản về thế giới kỹ thuật số trong đó, khoảng cách thời gian giữa nó và Legacy, là những thứ đặc biệt quan trọng sẽ khiến cho Legacy trở nên hấp dẫn, thú vị và hào hứng hơn rất nhiều so với việc đi xem nó mà không hề trang bị cho mình bất cứ thứ gì trước đó. Tại sao lại như vậy? Tớ sẽ giải thích dần dần qua từng thứ một.

Năm 1939, The Wizard of Oz, cô bé Dorothy đã dẫn đường cho lịch sử điện ảnh bước từ vùng quê Kansas trong phim đen trắng sang thế giới thần tiên lộng lẫy sắc màu của Oz. Và cho đến nay, sau 81 năm, không phải Avatar, vâng, khẳng định luôn, không phải Avatar, mà là TRON: Legacy, mới là người đã tiếp tục đưa điện ảnh thế giới bước từ thế giới 2D phẳng lỳ sang thế giới 3-D giả tưởng kỳ vĩ, hoành tráng, lộng lẫy đầy chiều sâu. Đó không phải chỉ là một cách nói, mà là nghĩa đen. TRON: Legacy đã học tập cinematography của Oz, đưa người xem bước trực tiếp từ thế giới nọ sang thế giới kia, tận mắt, ngay lập tức, trong một bộ phim. Sam Flynn (Garret Hedlund) đã thực sự bước từ thế giới thật, ở định dạng 2D sang thế giới của Mạng Lưới (The Grid) trong định dạng 3-D có chiều sâu (giống như Avatar chứ ko phải dạng gimmick bay vào mặt). Có thể nói chiêu này đã có những hiệu quả tuyệt vời về mặt hình ảnh cũng như là một cách kể chuyện khá độc đáo cho phim, khi người xem có thể trực tiếp cảm nhận sự khác nhau về độ sâu hình ảnh và về những khái niệm cơ bản, so sánh giữa thế giới California thực tế 2D phẳng lỳ với thế giới ảo rực rỡ đầy chiều sâu của The Grid.

Continue reading

Tangled – Công chúa đầu bù tóc rối

Hôm nay là ngày công chiếu phim này tại Mỹ 24/11/2010.

Disney chưa bao giờ từ bỏ ý định quay trở lại với thể loại phim hoạt hình cổ tích truyền thống của mình, mà trong đó thành công của Princess and the Frog chính là bước đi đầu tiên của sự trở lại này.

Tuy nhiên, Princess and the Frog ko gặt hái được thành công về mặt doanh thu như hãng mong đợi. Do vậy, trong một cuộc khảo sát khán giả vào đầu năm 2010, Disney đã hiểu được nguyên nhân một phần lớn nằm ở cái tên của bộ phim. Ngày nay các cậu bé tuổi teen không còn thấy hứng thú với các câu chuyện về các nàng công chúa cổ tích nữa, mà cái tên phim chính là điều đầu tiên khiến người ta biến đến nó, và một lượng lớn khán giả là teen và tween nam đã không quyết định đi xem phim này chỉ vì cái tên.

Nhờ kết quả khảo sát này, dự án Tangled ban đầu mang tên Rapunzel như nguyên gốc câu chuyện cổ tích của anh em nhà Grimm đã được hãng sửa lại thành một cái tên gây tò mò hơn, thú vị hơn, với hi vọng phần nào sẽ không gây ra ấn tượng ban đầu không tốt đối với khán giả teen nam như Princess and the Frog.
Continue reading

Tại sao TRON: Legacy (17/12/2010) lại đáng xem?

Tấm poster này mô phỏng lại poster TRON: 1982

[Nhà sản xuất TRON: Legacy cho rằng ko nhất thiết phải xem TRON 1982 thì mới hiểu được phần 2 này, nhưng tớ thì vẫn khuyên thành thật các bạn nếu có điều kiện thì vẫn nên xem TRON 1982 để nắm được phần nào concept của phim.

Đây là tóm tắt sơ qua về nội dung comic TRON: Betrayal – kể chuyện xảy ra giữa TRON 1982 và TRON: Legacy, mọi người cũng nên đọc qua để biết cội nguồn câu chuyện phim http://www.hdvietnam.com/diendan/showpost.php?p=1261672&postcount=80]

Có lẽ có nhiều người thấy tớ cứ loạn lên vì cái phim này sẽ rất lấy làm kỳ quặc, thậm chí có khi là còn ngứa mắt, đặc biệt là những ai không thích thể loại sci-fi hành động thế này :P. Ai đã đọc bài viết trước của tớ về TRON: Legacy có lẽ đã nắm được 1 số thông tin cơ bản, tuy nhiên vì bài viết đó khá dài dòng và thuộc dạng để up lên báo mạng nên tớ nghĩ cần phải viết thêm 1 bài được trình bày dễ hiểu dễ tiếp thu hơn với các loại gạch đầu dòng, để giải đáp cho câu hỏi ở đầu đề kia.

1. TRON 1982 (tiền thân của TRON: Legacy) là bộ phim đầu tiên trong lịch sử điện ảnh sử dụng kỹ xảo từ máy tính CGI (Computer Generated Images), khác hẳn các phim truyền thống trước đó nếu có kỹ xảo gì đặc biệt đều dùng kỹ thuật vẽ khung cảnh bằng tay hoặc cố gắng tạo ra các mô hình mô phỏng. Chính bộ phim đã làm thay đổi kỹ thuật làm phim của Hollywood cũng như thế giới.

2. TRON 1982 đã được đề cử giải Oscar cho 2 hạng mục thiết kế trang phục và âm thanh. Trong khi đó VIện Hàn Lâm từ chối đề cử phim cho hạng mục kỹ xảo vì họ cho rằng TRON đã “gian lận” khi dùng máy tính để thực hiện phần hình ảnh.

3. John Lasseter, lãnh đạo của Pixar và nhóm hoạt hình của Disney là 1 fan của TRON 1982 và cho rằng chính bộ phim đã giúp ông thấy được tiềm năng của máy tính trong việc xử lý kỹ thuật hình ảnh trên phim.

Continue reading

Inception Review (spoiler)

Như mình đã khẳng định nhiều lần về việc thế nào là một bộ phim hay đối với mình: Đó là bộ phim hấp dẫn về khía cạnh giải trí nhưng vẫn chinh phục được người xem về mặt nghệ thuật, kỹ thuật điện ảnh. Không có nhiều phim đạt được điều đó mà từng nhận giải Oscar, cũng như có rất nhiều phim đạt được điều đó nhưng không bao giờ có cơ hội chạm vào cái tượng vàng danh giá.

Inception chính là một phim như vậy. Và việc khẳng định nó có thể đạt giải Oscar hay không, hãy để cho các chuyên gia về điện ảnh đánh giá, còn với người xem thông thường như chúng ta, chỉ cần xem xong về đến nhà vẫn nhớ đến nó, thì đó đã là một phim hay rồi.

Để miêu tả ngắn gọn về Inception thì có lẽ mình sẽ nói thế này: Một kiệt tác giao thoa hoàn hảo giữa 2 mặt tưởng chừng đối lập – sự sáng tạo bay bổng vô bờ bến, và trí tuệ thông minh logic.

(SPOILER ALERT: Bài viết chỉ dành cho những ai ĐÃ xem phim, ai chưa xem phim mà không muốn bị lộ nội dung phim trước khi xem thì đừng đọc tiếp entry này. Hãy xem xong phim và quay lại đây lần nữa)
Continue reading

Kẻ lật đổ Avatar – Tron: Legacy

Bài viết cho Kenh14 ———————–>>>>>>>>>>>> http://kenh14.vn/c2/t4/20100730111257867/tron-legacy-ke-lat-do-sieu-pham-3d-avatar.chn, đây là bản chưa edit dài hơn 1 chút và nhiều hình ảnh hơn, có kèm theo trailer HD (1080, 720) trên youtube. Để download trailer HD, bạn có thể dùng IDM bản từ 5.18 trở đi.

———————————————-

Các fan cuồng điện ảnh có lẽ vẫn chưa quên đoạn trailer 3-D cực kỳ ấn tượng của Tron: Legacy từng được Megastar chiếu thử nghiệm trước cơn bão Avatar, với những pha hành động đuổi bắt công nghệ cao hết sức hồi hộp và đẹp mắt. Có thể nói, Tron: Legacy sẽ là đối thủ xứng tầm duy nhất với quả bom tấn Avatar của đạo diễn James Cameron cho tới thời điểm này, vì đây là bộ phim bom tấn duy nhất do một hãng lớn (Walt Disney Pictures) sản xuất được quay hoàn toàn bằng máy quay 3-D (giống như Avatar, khác với Alice in WonderlandClash of the Titans).

Tron: Legacy được coi là phần tiếp theo, có nội dung nối tiếp với siêu phẩm Tron được chính hãng Walt Disney sản xuất vào năm 1982. Khi đó, Tron (1982) chính là một trong những bộ phim điện ảnh đầu tiên có sự hỗ trợ đắc lực từ kỹ xảo hình ảnh máy tính, và bộ phim đã gây ảnh hưởng hết sức lớn đến lịch sử điện ảnh thế giới về sau này. Tuy nhiên Tron (1982) đã không có may mắn chạm tay vào bức tượng vàng Oscar dù đã nhận được đề cử cho phim xuất sắc nhất.

Tới nay, đã 28 năm kể từ khi Tron (1982) thay đổi cách nhìn của thế giới với điện ảnh, kéo theo biết bao nhiêu những sản phẩm ăn theo nó như trò chơi điện tử, truyện tranh, truyền hình, “kẻ thừa kế di sản” đó của TronTron: Legacy đã quay trở lại, đánh dấu mốc cho kỉ lục về khoảng cách thời gian giữa 2 phần của cùng một bộ phim điện ảnh.
Continue reading

Thạch Đổng Sơn Gióng

Click vào hình, reg nick và vote cho tớ nhé 🙂

Ý tưởng ban đầu là cho Thạch Sanh pha với Thánh Gióng, gọi là Phù Đổng Thạch Gióng, sau sửa thành Thạch Đổng Sơn Gióng với ý định pha cả Sơn Tinh vào, nhưng thực chất tranh chả có gì liên quan tới Sơn Tinh :)).

Anyway, cái này là tóm tắt cốt truyện đã post trong box W.I.P, nay post lại ở đây. Mọi người có thể xem các bước thực hiện tranh này từ concept ý tưởng nhân vật cho tới lúc phác thảo, đi nét, lên bóng theo link sau http://vncomicfarm.c…opic=8227&st=10

Continue reading

Quick Review: Shutter Island và How to DRAW your dragon

Theo mình đây là một phim có sự dẫn dắt tình tiết và diễn xuất hết sức hoàn hảo. Người xem bị dẫn dắt từ giả thiết này tới giả thiết khác để rồi lạc vào một mê cung do đạo diễn giăng ra, không lúc nào dám khẳng định đâu là sự thật, trở nên hoang mang, thắc mắc thậm chí là sợ hãi y như nhân vật Teddy trong phim. Những kết luận ở cuối phim tưởng như phủ nhận hoàn toàn những tình tiết ở đầu, nhưng thật ra lại càng khiến mọi thứ thêm rối rắm và khó để khẳng định sự thật. Và rồi khi khán giả tưởng như mình đã hiểu mọi chuyện, thì câu nói cuối cùng của Teddy lại khiến họ nhận ra họ vẫn chưa ra khỏi mê cung của câu chuyện.

Diễn xuất của các diễn viên phải nói là tuyệt vời, lời thoại trong phim không có câu nào thừa và hết sức giá trị, từ những nhân vật siêu phụ cho tới các nhân vật chính đều có những câu nói đắt giá ảnh hưởng rất lớn tới suy ngẫm của người xem phim cũng như nhân vật. Ví dụ như ông bác sĩ, anh bạn Chuck, Leonardo, ông bác sĩ tóc bạc, cô vợ, cô Rachel 1, Noyce…, tất cả đều diễn hoàn hảo góp phần khiến cho sự hoảng loạn, sợ hãi của bộ phim càng thêm hoàn hảo.

Thật ra, cái sự hẫng ở cuối phim tưởng chừng nhảm, nhưng lại rất giá trị, vì với một cái kết như vậy, bạn ko thể không tiếp tục suy nghĩ, ráp nối các tình tiết trong phim, suy luận, giả thiết…v…v… để tự cho mình một đáp án riêng và rồi nhận ra khi bạn đã đi cả quãng đường dài về tới nhà với bộ phim vẫn còn ám ảnh trong đầu. Nó hay hơn nhiều với một cái kết rõ ràng ra cho bất cứ hướng suy luận nào của khán giả, vì nó bắt bộ não của khán giả không chỉ làm việc liên tục khi xem phim mà còn làm việc cả khi đã ra khỏi rạp.

Nói chung, cá nhân mình thấy đây là một bộ phim xuất sắc nếu bạn không xem nó với suy nghĩ thông thường và những kỳ vọng thông thường. Hãy nhìn nó với một ánh mắt khác, bạn sẽ thấy nó quá tuyệt vời.

—————————————————–

The local cineplex in my place is holding a contest on “draw a dragon from your imagination” to open a gallery on the premiere of the movie “How to train your dragon 3-D” on April 23rd.

So this is my submitted entry for the contest, was done with colored pencil, black marker and technical pen. This was chosen from a lot of sketches, and it turned out pretty well. Hoping ya’ll like it.

Can’t wait to see How to train your dragon, heard it’s awesome.

Bao bì gói mỳ không làm nên gói mỳ ngon

Mình là cựu học sinh trường THPT Trần Phú ở Hà Nội. Nay trường đã đổi tên thành THPT Trần Phú – Hoàn Kiếm –> dài gấp đôi, và nghe rất ngu. Mình cũng chẳng thích thú gì với cái việc đổi tên ngôi trường mình từng theo học.

Thế nhưng mà cái tên cũng vẫn chỉ là cái tên. Cái tên không phản ánh bản chất vấn đề.

Trường Ams từ xưa tới nay danh nổi như cồn, uy tín lẫy lừng ai cũng biết. Uy tín đó được gây dựng nhờ cả thầy và trò của trường, tức là nhờ những con người ở trong trường, chất lượng đào tạo của trường – bản chất thực sự của cái tên Ams là đó.

Nay ta thay cái tên của trường nhưng giữ nguyên cái ruột bản chất của trường là thầy và trò và chất lượng đào tạo, thì khi đó mọi người sẽ biết là “À, trường Chuyên Hà Nội ngày xưa là trường Chuyên Hà Nội – Amsterdam đây mà, chắc là tốt lắm, phải cố vào thôi”.

Như vậy là với những người ngoài không phải là học sinh trường Ams, cái họ thấy thì đó chỉ là một cái tên, một cái mác, đó không phải cái mà họ quan tâm. Cái mà họ quan tâm là chất lượng đào tạo, chất lượng giáo viên và học sinh trong trường, để khi cho con em vào trường học, họ thấy yên tâm.

Và dù tên trường có đổi 100 lần nữa, thì trường Ams vẫn là trường Ams với chất lượng đó, con người đó và uy tín đó, chẳng có gì thay đổi. Điều duy nhất thay đổi là cái MÁC ở trước cổng trường mà thôi. Vì thậm chí có khi người ngoài họ vẫn gọi dân trường Ams sau khi đã đổi tên là Amser, vẫn sẽ gọi là trường Ams, còn cái tên mới thì hãy để cho các thế hệ học sinh sau này của trường đánh giá và định hình uy tín cho nó.

Mình tin là tương lai khi uy tín của trường vẫn được giữ vững nhờ các thế hệ học sinh và giáo viên trong tương lai, thì các Amser ngày nay đang phản đối đổi tên mới sẽ hiểu rằng quan trọng gì cái tên, quan trọng là điều mình tự hào ngày xưa với Ams cho tới nay vẫn không hề thay đổi với Chuyên Hà Nội, và bản chất của trường chưa bao h phải bị thay đổi theo cái tên đó.

Liệu có khác gì Trường Bưởi và trường Chu Văn An – ngôi trường 100 tuổi với cả 2 cái tên khác nhau?

500 Days of Summer – Yêu là khổ

(500) Days of Summer (500 ngày yêu) là một bộ phim không đơn giản để diễn giải ra thành lời những cảm xúc sau khi xem phim, vì vốn bản chất nó, đã không phải là một bộ phim tầm thường với cách suy nghĩ tầm thường.

Và có lẽ đây sẽ là bộ phim đầu tiên mà mình phải vừa xem lại vừa viết review.

(Review mang nặng tính phân tích và cảm xúc cá nhân, nếu bạn ko thích bị spoil trước khi xem phim, đề nghị không đọc tiếp)

Phim này đối với mình chính là minh chứng hùng hồn nhất cho hiệu quả âm nhạc trong điện ảnh, vì ngay sau khi xem xong phim ở rạp, chạy về nhà và download cả album soundtrack của phim về, mình đã không thể ngừng nghe đi nghe lại cái album đấy cho đến tận bây giờ.

Đó là những ca khúc cho mình cái cảm giác nhẹ nhàng, giản dị, gần gũi, không cầu kỳ, không glamorous, giai điệu độc đáo, cá tính. Mình không hiểu về phân loại các thể loại nhạc lắm, nhưng với một thằng vốn chỉ mê nghe rock như mình thì những ca khúc có phong cách thế này cho mình những ấn tượng khó tả và khó mà dứt ra được.

Tất nhiên, nói vậy không có nghĩa là những bài hát này được đưa vào phim một cách vô tội vạ chỉ vì nó hay, đó còn bởi vì phong cách của tất cả các ca khúc này là sự mô tả chuẩn xác nhất cho phong cách của phim, một phong cách tưng tưng cá tính, kỳ cục mà quyến rũ.

Continue reading

Avatar – Feel the miracle

Cuối cùng mình cũng được xem Avatar 3-D sau bao ngày mòn mỏi chờ đợi suốt từ lúc bắt đầu làm đồ án đến giờ.

Tóm tắt cảm xúc của mình sau khi xem phim thì là: Tuyệt vời, tuỵêt hảo, quá ảo, không thể tưởng tượng nổi, lâng lâng, phê phê…. Vân vân và vân vân. Nếu bạn nào có theo dõi fb của tớ thì chắc cũng biết cảm xúc tớ thế nào lúc đi xem phim về rồi.

Trước tiên, tớ muốn nói, nếu các bạn muốn xem phim này, hãy tìm cách xem bản 3-D, vì tớ cam đoan, khi xem bản 2D không thể nào cảm nhận đựơc những cảm xúc tuyệt vời khi xem bản 3-D đâu, và đây không phải nói quá, lý do vì sao thì phải khi xem 3-D thì các bạn mới hiểu.

Review này mang nặng tính phân tích, cảm xúc và đánh giá cá nhân, nếu bạn không muốn bị spoil, đề nghị không đọc tiếp trước khi xem phim.

Continue reading

Tính ứng dụng trong đồ án kiến trúc

Phản bác của mình cho một bài viết post trên diễn đàn lớp 52kd3.com http://52kd3.com/showthread.php?p=1524#post1524

Bài viết hay nhưng vẫn chỉ là tư duy từ 1 hướng. Kiến trúc VN thiếu những công trình đẹp, hoành tráng và mang tầm cỡ quốc tế vì thiếu những KTS có tư duy tốt về “hình thức”.

Giảng viên ktrusc ở các trường ĐH rất hay có cái câu “Hình khối thế này KHÔNG THỰC TẾ tí nào cả”, nhưng thử nghĩ xem nếu như có một đồ án làm theo hình dáng của rạp hát Disney ở Mỹ thì liệu có ai dám nghĩ nó sẽ thành thực tế hay không?

Thường thì bệnh hình thức chỉ có ở SINH VIÊN, còn các KTS khi ra trường thì do nhiều yếu tố cả khách quan lẫn chủ quan mà dần bị THỰC TẾ hóa đầu óc, khiến cho các ý tưởng sáng tạo về hình thức bị hao mòn dần theo thời gian vì phải làm quá nhiều công trình chẳng có tí tính hình thức nào.

Thế cho nên bệnh HÌNH THỨC của sinh viên không phải là xấu, mà là sinh viên chưa kiểm soát được cái bệnh đó một cách hợp lý mà thôi. Mà để SV có được khả năng kiểm soát những HÌNH THỨC trong đồ án sinh viên và cả về sau này khi làm đồ án thực tế thì lại phụ thuộc rất nhiều vào khả năng giảng dạy, định hướng, phát triển tư duy sáng tạo và xử lý hình thức của giảng viên – một điều mà nói thật là tôi chưa bao giờ thấy ít nhất là ở trường xây dựng.

Tư duy bay bổng về hình thức cộgn với kiến thức và khả năng kiểm soát, xử lý công năng hợp lý sẽ tạo ra một công trình không chỉ đẹp và hoành tráng cả trên bản vẽ lẫn trong thực tế mà còn có tính thực tiễn cao. Thế nên chỉ đơn thuần chỉ trích tính hình thức thì quá một chiều, vì nếu không có khả năng sáng tạo về hình thức mà chỉ nhăm nhăm làm những thứ thực tế thì người ta đã không cần kiến trúc sư để làm gì, và mãi mãi VN sẽ khôgn bao giờ có những công trình như tòa nhà Tân Hoa Xã, sân Tổ Chim của Trung Quốc hay tòa nhà Rodovre ở Đan Mạch. Lúc ấy có trách thì nên trách sự định hướng sai lầm của giảng viên trong các trường đại học cho sinh viên của mình.

2012 Quick Review

Chỉ là copy paste lại bài đã post trên HDVietnam thôi.

Đã xem phim. Nhận xét đầu tiên là khá đã đời với những cảnh thảm họa hoang tàn đổ nát. Phim cũng thể hiện khá tốt một vài đọan mang tính cảm động và con người, đủ để khiến người xem tự đặt mình vào hoàn cảnh đó và suy nghĩ.

Tuy nhiên ngay về chính những thứ mang tính thảm họa của phim cũng chưa phải là hoàn hảo đâu nhá . Nói thế này có thể có người sẽ phản đối nhưng mà kỹ xảo của Knowing thật hơn phim này nhiều , nó chỉ ko hoành tráng bằng thôi nhưng các thủ pháp máy quay và kỹ xảo ghép người với cảnh thật hơn nhiều.

Và những gì mình mong chờ từ lời hứa của đạo diễn “Sẽ phá tan tất cả biểu tượng văn minh nhân loại”, thế nhưng hầu hết những gì mình nhìn thấy hầu như đều toàn xảy ra ở nước Mỹ , mà chưa kể là còn toàn ở những địa danh lạ hoắc chả có lấy 1 công trình mang tính biểu tượng nào.

Nữ thần tự do đâu? Tháp Eiffel làm thế quái nào lại có ở Mỹ? Kim tự tháp đâu? Kim tự tháp Maya đâu? Có Trung Quốc mà không có Vạn Lý Trường Thành?

Nói tóm lại, thảm họa hủy diệt mà thế này thì quá nhẹ so với những gì mình tưởng tượng và mong muốn phim đem lại chứ mới lèo tèo vài ba hình ảnh toàn ở những nơi chả mấy quan trọng này thì thực sự là chưa tới cái mức “đã” của mình.

Và như đã nói, mình chẳng quan tâm mấy tới nội dung, vì ngay từ đầu đã xác định tinh thần đi để xem thảm họa rồi, thế nên thật sự là sau khi ra khỏi rạp chả đọng lại bất cứ cái gì liên quan tới nội dung.

À ko, cũng có , có cảm tưởng đây là 1 phiên bản copy ngớ ngẩn từ một bộ phim ngớ ngẩn khác . ĐỌan đầu copy cực kì nhiều thứ từ War of the World.

Lại cũng là 1 gia đình bị chia cắt, bà mẹ nuôi 2 đứa con 1 trai 1 gái, con trai lớn hơn và thái độ cực kì khinh bố, và cũng bắt đầu bằng việc thằng bố đến đón 2 đứa con đi chơi ở nhà mẹ nó và thằng bồ sống. Và rồi khi thảm họa xảy ra thì tất cả dân chúng thành phố chạy lọan tưng bừng, cùng với hội nhân vật chính, chưa kể là thảm họa cũng lại bắt đầu bằng việc mặt đường bị nứt ra . Cái đọan thằng bồ của bà mẹ lái máy bay thì làm mình liên tưởng tới Superman Returns .

IGun Operation Review

Review này mang nặng tính phân tích nên sẽ spoil rất nhiều. Khuyến cáo tất cả mọi người nên xem phim trước khi đọc review vì phim có rất nhiều bất ngờ mà nếu bị spoil ra sẽ không còn cảm xúc gì nữa. Vào đây để xem phim, hoặc xem entry trước http://www.facebook.com/v/1140837412991 (hoặc link vimeo ở đây http://www.vimeo.com/6116511)

Các bạn cũng có thể xem qua review của anh họ tớ – diễn viên Hà Quang Trung vai người hùng cuối phim qua blog của hắn ở đây http://trungkal.wordpress.com

Continue reading

Bay lên – Up

Sau bao ngày mong chờ mòn mỏi, cuối cùng mình cũng được xem Up với giá 55k/ 2 vé nhờ có coupon giảm giá, cộng thêm giá vé 55k trong ngày thứ 4, cộng thêm 1 cốc Coca miễn phí. Vui từ khi mua vé, vui cả trong lúc chờ tới giờ xem phim, vui cả khi mua hotdog và Coca trước khi vào rạp, và vui cả khi đèn bắt đầu tắt. Một sự khởi đầu hoàn hảo cho một chuyến phiêu lưu hoàn hảo.

Trước tiên mình phải nói quan điểm của mình về một bộ phim thế nào là hay. Ấy là một bộ phim vừa thoả mãn được nhu cầu giải trí của khán giả, mà vẫn để lại trong lòng họ những cảm xúc và ấn tựơng sâu đậm khó quên nổi sau khi ra khỏi rạp. Điều đó tương tự với một bộ phim hài. Không phải cứ phim hài tức là chỉ cần pha trò cười cho xả láng xong là xong đi ra khỏi rạp, ấy là một phim hài dở, và những tràng cười của khán giả khi xem phim là những tràng cười nông cạn. Một phim hài hay phải không chỉ lấy được tiếng cười của khán giả, mà còn khiến cho họ suy ngẫm sâu lắng chính về những gì mà họ vừa mới cười xong, và họ phải cảm thụ bằng cả trái tim và khối óc, bằng cảm xúc của chính mình cho tới tận khi đã ra khỏi rạp, lấy xe, đi về. Đấy mới là một phim hài thành công. Và điều này không phải dễ và ko phải phim hài nào cũng làm được.

Một điều nữa, nếu có ai quan tâm thì chắc ít thấy tớ viết review về phim hoạt hình, đặc biệt là phim hoạt hình Pixar. Không phải vì tớ không thích phim hoạt hình, cũng không phải vì tớ không muốn viết, mà đơn giản là vì tớ không thể viết. Với những phim không phải do Pixar sản xuất, tớ không thấy xứng đáng để phải viết review, và cũng vì tớ không có nhiều thời gian tới vậy mà ngồi viết. Nhưng với những phim Pixar, thì đấy là vì tớ không biết phải viết thế nào để miêu tả trọn vẹn những cảm xúc của tớ khi xem phim, những trải nghiệm, những suy ngẫm mà phim Pixar cho tớ được cảm thấy thực sự quá khó để có thể diễn tả thành lời. Và vì thế, phim hoạt hình của Pixar nói riêng và Disney nói chung, chính là những phim mà tớ yêu thích nhất trong suốt cả 20 năm cuộc đời, và đó chính là nơi mà tớ muốn đến, và làm việc. Đó là một phần thể hiện cho cách sống có chiều sâu, có giá trị, và Up chính là một tác phẩm khiến bạn nhận ra sự quan trọng của cách sống ấy.

Continue reading

John Dillinger Robbed Banks, not cinemas

Public Enemies ko được như mong đợi. Xem cảm thấy mệt mỏi, nặng nề. Nhịp phim đều đều, những đoạn bắn súng và cướp nhà băng cũng không đủ ép phê để làm khán giả tỉnh giấc (tớ mấy lần gật gù ngủ gật). 2/3 đầu tiên của phim quá lủng củng và lê thê, khiến khán giả rất mệt mỏi. Mãi đến đoạn gần cuối mới có những trường đoạn khá thú vị khắc hoạ được tốt tính cách của John Dillinger, như đoạn trong rạp chiếu phim, đoạn đi vào sở,… . Những trường đoạn này cho cảm giác khá mỉa mai, tưng tửng và đúng chất liều lĩnh lãng tử của John. Có thẻ nói diễn xuất của Johnny Depp là 1 trong số các điểm sáng hiếm hoi của phim, cộng thêm một số lời thoại cũng hết sức hay càng khiến nhân vật này nổi bật hơn hẳn các nhân vật khác trong phim. Thế nhưng mà chính thế lại là một cái bóng quá lớn làm lu mờ hết những người xung quanh.

Continue reading

Transformers 2 (ROTF): Liệt Sĩ Trả Thù

Hây! Luật sư bào chữa của Transformers 2 ROTF (ROFL) đã đến rồi đây :D!!!

Đúng thế, trước khi ra rạp xem phim vào ngày hôm nay, tất nhiên tớ đã đọc hết review của các anh chị hàng khủng như Phanxine, Mất dép, mất giầy,…v…v… về độ dở của Transformers lần này, và đã mua vé với tinh thần sẵn sàng đón nhận 1 bộ phim không thể nào dở hơn (có người bảo còn dở hơn cả Ice Age lol) và rất yên tâm trong lòng là ko việc gì phải kỳ vọng vào một bộ phim của Micheal Bay làm.

Thế nhưng mà tớ đã nhầm :)).

—————————————————–

Suốt hơn 2 tiếng đồng hồ của phim tớ luôn cố gắng nghĩ rằng mình đang xem một phim rất dở, nhưng người ta không thể nào nói dối được cảm giác thật của mình, right? Và cảm giác thực sự của tớ là phần 2 này khá ngon, thậm chí còn hay hơn so với phần 1 bất chấp trong đầu tớ đã đầy những nhận xét chuyên môn của những anh chị xem phim nhiều đã nói ở trên (thậm chí cả anh họ lẫn em trai tớ đi xem về đều chê tẹt ga). Có lẽ nào do ta không kì vọng vào nó mà nó đã làm ta bất ngờ chăng?

Thế cho nên tớ sẽ xin phép được biện hộ (hay còn gọi là nguỵ biện) đôi lời cho những tội lỗi mà Micheal Bay bị buộc là đã gây ra cho các anh hùng Autobot của chúng ta trong phim này, và sẽ khách quan hết mức có thể song song với ý kiến cá nhân, vì tớ ko phải là người thích nhận xét chủ quan, và tớ ko dám khẳng định sẽ spoil hay không vì bài sẽ được viêt theo mạch cảm xúc, nghĩ tới đây chém tới đấy. Nên mọi người cân nhắc trước khi xem. Mà thật ra phim này có spoil hay ko spoil cũng chả có nghĩa lý gì đâu, vì phim nội dung thì chả có khỉ gì, cái quan trọng là khoái cảm thị giác khi xem phim cơ :D, nên đừng quá lo lắng chuyện spoil.

Continue reading

Hannah Mông ta to

Vừa đi xem Hannah Montana về nên review nhanh 1 chút.

Có lẽ sẽ có người hỏi vì sao dạng như tớ mà lại xem Hannah Montana làm khỉ gì :)), ấy đừng nhầm, tớ rất thích các series sit com của Disney trên Disney Channel, và Hannah là 1 trong số đó. Các tình tiết của series bao giờ cũng rất thú vị, hài hước 1 cách tinh tế, đôi khi cũng nhảm, nhưng sự hài hước tràn ngập cả bộ phim mà không hề làm giảm ý nghĩa những bài học cuối phim mà Hannah phải học. Và khán giả bao giờ cũng được cười đã đời rồi mới ngồi ngẫm nghĩ về những bài học ấy. Và các nhân vật phụ trong phim bao giờ cũng được dành cho một khoảng đất diễn vừa phải để có thể thể hiện được hết vai trò của mình mà lại làm cho bộ phim thêm thú vị với những tình huống hài hước và diễn xuất độc đáo. Đấy là những thứ làm nên thương hiệu Hannah Montana trên truyền hình, not the musics.

Continue reading