Vừa đi xem Hannah Montana về nên review nhanh 1 chút.
Có lẽ sẽ có người hỏi vì sao dạng như tớ mà lại xem Hannah Montana làm khỉ gì :)), ấy đừng nhầm, tớ rất thích các series sit com của Disney trên Disney Channel, và Hannah là 1 trong số đó. Các tình tiết của series bao giờ cũng rất thú vị, hài hước 1 cách tinh tế, đôi khi cũng nhảm, nhưng sự hài hước tràn ngập cả bộ phim mà không hề làm giảm ý nghĩa những bài học cuối phim mà Hannah phải học. Và khán giả bao giờ cũng được cười đã đời rồi mới ngồi ngẫm nghĩ về những bài học ấy. Và các nhân vật phụ trong phim bao giờ cũng được dành cho một khoảng đất diễn vừa phải để có thể thể hiện được hết vai trò của mình mà lại làm cho bộ phim thêm thú vị với những tình huống hài hước và diễn xuất độc đáo. Đấy là những thứ làm nên thương hiệu Hannah Montana trên truyền hình, not the musics.
Nhưng đến cái movie này thì tất cả những cái tớ nói ở trên hoàn toàn biến mất, và thay vào đó là hát hò loạn xạ vô tội vạ và đào quá sâu vào chuyện trầm ngâm suy nghĩ mà gần như bỏ quên hết các nhân vật phụ và những tình huống hài hước tinh tế.
Bộ phim trôi qua cứ nhàn nhạt chả có gì thú vị nhiều, thi thoảng lắm khán giả mới được cười một chút, nhưng cũng chỉ là cười ngắn, không đã đời thì đã đến những đoạn giai đẹp với gái đẹp biểu diễn nên cảm giác rất chán.
Một số nhân vật phụ được thêm vào mà dường như chẳng có vai trò gì ra hồn trong bộ phim, đặc biệt là ông phóng viên, kiểu như bị nhồi vào cho nó có nội dung chứ thật ra gần như chẳng ảnh hưởng gì mấy tới nội dung, và đoạn cuối thì sến không thể nào chịu nổi cách xử lý tình huống của nhân vật này.
Trong khi đó các nhân vật phụ vốn là điểm nhấn chính giúp cho TV series trở nên hay hơn như Rico, Oliver, Lily và Jackson thì lại quá ít đất diễn đến mức đáng báo động, để lại diễn xuất dở kinh dị của Miley tung tẩy khắp bộ phim, và rồi mấy trò cười trong phim nó cứ nhàn nhạt chứ không còn thú vị, nhảm và đôi lúc tinh tế như trước nữa.
Người ta nghĩ là có lẽ music sẽ là điểm nhất cho phim, vì dù sao Miley cũng giỏi ở chuyện hát hò hơn là đóng phim. Thế nhưng mà toàn bộ bộ phim chỉ nghe được đúng 2 bài là bài hip hop country ở cái lễ quyên góp, thứ 2 là bài Butterfly mà 2 bố con hát trên đồi, còn lại những bài khác toàn theo cái kiểu vào tai nọ ra tai kia, nghe xong quên luôn chả đọng lại tí nào, na ná nhau chẳng có gì đặc biệt.
Vậy thôi, nói chung là Disney tiếp tục chứng tỏ hết sức rõ ràng với khán giả của mình rằng trong những phim Movie hoành tráng dư lày thì bao giờ diễn viên phụ cũng giỏi hơn diễn viên chính, và nếu để quên diễn viên phụ thì coi như vứt toàn bộ bộ phim luôn. Và hơn nữa, có lẽ nên dừng chuỵên làm movie cho các phim sit com, không sẽ có ngày họ giết sạch Wizards of Waverly place với Zack and Cody mất.
Giờ chuyển qua chuyện chính trị tí cho vui. Thật ra entry trước cũng là chính trị ế :D.
Coder là 1 nghề cực kì kinh khủng, phải ngồi cả ngày cắm mặt vào cái màn hình máy tính kín mít là code rối rắm kinh khủng, mà nếu chỉ nhầm 1 dấu phẩy thôi là cả chương trình không thể nào chạy được hoặc sẽ bị lỗi. Vậy thì có một chuyện như này.
Trong một công ty, có 1 anh mới vào nghề chưa lâu đang code một thứ cực kỳ quan trọng và hết sức phức tạp. Sau nhiều ngày, anh này làm được cũng khá nhiều rồi, thì bỗng nhiên thằng bạn cùng phòng nó ra bảo anh delete hết cả cái đám code dài cả dặm anh vừa làm xong đi và để nó làm theo cách của nó. Và lý do mà nó đưa ra là do anh này làm sai cách, không đúng cách của các chuyên gia người ta vẫn làm, và nó không thích cách làm của anh này. Chính vì thế nó bắt anh phải delete hết đi và để nó làm lại từ đầu. Anh bèn hỏi tại sao thì nó bắt đầu ngồi bắt lỗi trong mớ code anh vừa làm, quả nhiên là nhiều lỗi thật, nhưng không phải là không sửa được, cũng vì anh đang tập trung code tổng thể, khó mà vừa code vừa kiểm tra hết được các lỗi. Nhưng anh lại nghĩ là, tại sao hắn lại phải bắt mình del hết đi, trong khi có thể góp ý cho mình, đưa ra lời khuyên, giúp đỡ và hợp tác với mình cùng hoàn thành bản code thật hoàn hảo? Tại sao lại phải tỏ thái độ đối đầu bất hợp tác và trịch thượng như thế?
Tình huống đặt ra là nếu bạn là một coder, liệu bạn có để cho thằng cùng phòng nó delete hết công sức của bạn mặc dù bạn có cách làm riêng không cứ gì phải giống cách làm của các chuyên gia, và để cho nó làm lại từ đầu hộ bạn hay không?
Poll nhé?
Save toàn bộ đồ mình lại cẩn thận trước, rồi nói chuyện với nó, hỏi nó làm thế nào? Code chưa mà nói. Sau khi tường tận tất cả rồi mới ok, tôi hiểu rồi, tôi sẽ xem lại (chứ không làm lại), so sánh xem giữa cách làm của nói với mình hơn kém nhau chỗ nào, ra sao. Rồi nếu thấy đúng là mình kém quá thì coi như làm lại đi, nếu thấy cả hai cũng thế à, thì lấy điểm hay của nó bù đắp cho mình, suy nghĩ cẩn thận, và sau khi suy nghĩ xong rồi, thông báo lại cho nó biết ý định của mình. Xong màn này sẽ nói tiếo. Người ta trịch trượng thế không có nghĩa họ sai 100% và vì mình viết ra cái entry này mà mình 100%. Nói chung hợp tác với nhau vẫn là tốt nhất.
P/S: Nếu chuyện này có thật, xin đừng nghe theo lời tôi
Haha, ko, tôi ko fải coder và cũng chẳng hiểu rõ lắm coder phải làm những gì, sơ sơ vậy thôi, câu chuyện hư cấu để minh hoạ cho một chuyện khác ấy mà :). Kiểu như một người thì ỳ ạch làm, một người hợp tác thì ko hợp tác, khăng khăng đòi phá đổ hết làm lại từ đầu. Và tình huống ở đây là giả dụ thằng kia khăng khăng cứ giữ thái độ trịch thượng và đối đầu thay vì hợp tác giúp đỡ một cách thân thịên.
Um,vậy à? Vậy cách giải quyết của mình có được không? Và vì nói là liên quan đến “chính trị”, “chính trị” ở đây là gì vậy?
Yup, cách giải quyết ấy cũng là một cách hay 🙂
Tình huống như sịp len nói thì lại quá đơn giản. HÌnh dung thế này:
Anh coder nhà ta là một người không chuyên , trước đây anh làm nghề buôn bún ở chợ nhưng nhờ người quen giới thiệu, cho đi học nghề ít lâu và cất nhắc lên làm một chức vụ khá to, trưởng phòng chẳng hạn. Chủ trương của anh là không việc gì phải dập khuôn công thức của người khác gì sất, việc ta làm ta cứ sáng tạo, sai đâu sửa đó. Anh code được đoạn nào đem ra ép người mọi người trong công ty phải đem bản beta về nhà dùng. Tất nhiên chắp vá thế sẽ có rất nhiều lỗi, mọi người trong phòng phàn nàn thì anh bảo “ta đang quá độ lên chuyên nghiệp nên nhiều lỗi là chuyện bình thường ở phường”. Một vài người nhẹ dạ không phàn nàn nữa mà chịu dùng phần mềm anh này đưa cho, dù trong bụng vẫn còn ậm ạch khó chịu. Một số người khác biết thừa anh đang chống chế, nhưng vì chịu ơn anh đưa vào công ty, hoặc dưới trướng anh, hoặc sợ uy anh, hoặc nghĩ không việc gì mình phải vuốt râu hùm, nên ngậm miệng ăn tiền. Anh càng ngày càng được thể, đoạn code nhiều lỗi ngay từ đầu nên càng làm càng thấy nhiều cái sai lòi ra, nhưng không ai dám nói, hoặc nói anh lờ đi giả điếc không nghe, gặp lúc nào trở trời khó chịu trong người, anh còn đá đít cho mấy cái. Người nào nói nhiều làm anh mất hứng, anh hào phóng tặng vài cái tát, rồi cho nó cả đời không ngóc lên nổi trong công ty này. Tình hình chương trình ngày càng chắp vá và lộn xộn. Vài người ngoài công ty chạy vào khuyên anh sửa lỗi lại đi, nhưng anh lấy lý do “đang tập trung code tổng thể, khó mà vừa code vừa kiểm tra hết được các lỗi”, rồi gọi đàn em ném đá cho bọn ở ngoài ấy một trận tơi bời vì tội nhiều chuyện, biết gì về nội tình công ty nhà người ta mà nói. Sơ sơ như thế, đâm ra bọn ở ngoài mới nhao nhao đòi thay anh trưởng phòng khác, code lại từ đầu. Chứ không phải chúng nó “khăng khăng cứ giữ thái độ trịch thượng và đối đầu thay vì hợp tác giúp đỡ một cách thân thịên” .
NÓi chơi thế thôi chứ ngay từ đầu so sánh với việc coding đã là khập khiễng rồi. 😀
Thật ra không khập khiễng anh ạ. Tưởng tượng thử tình trạng cùng là đồng nghiệp với nhau, tại sao ko hợp tác giúp đỡ nhau một cách xây dựng và thiện chí, tại sao ngay từ đầu đã tỏ ra đối đầu? Cùng một phòng với nhau cả mà, cùng công ty cả chứ có phải công ty đối thủ đâu mà hằn học vậy? Trong phòng cũng có nhiều người cũng biết anh này code sai nhiều do còn thiếu kinh nghiệm đấy, nên thi thoảng đã ra góp ý chỉ ra cái sai giúp anh sửa dần, mỗi ngày một ít, bản code cứ hoàn thịên dần, lỗi cũng sửa dần, tất nhiên càng viết dài thì nó càng mọc lỗi thôi, nhưng tự mình kiểm tra mình tất nhiên không thể bằng người ngoài kiểm tra giùm và góp ý một cách xây dựng, và không phải là không có những người như thế, mà cũng nhờ những người như thế mà bản code mới hoàn thiện được. Đấy là chưa kể nhiều khi anh ta đang code còn bị code sai vì bị phân tâm bởi những lời đá đểu, bắt lỗi hằn học của thằng kia. Còn cái code của anh ta, nó không giống các công ty khác cũng không có nghĩa là chương trình khi viết xong sẽ không chạy tốt, vấn đề là có ai có tinh thần hợp tác không, hay ngay từ đầu đã có thái độ đối kháng và đem khuôn mẫu có sẵn bên ngoài vào rồi bắt anh ta xoá hết công sức đi làm lại từ đầu, xoá hết thì xoá hết lỗi đấy, nhưng cũng xoá cả những đoạn code chuẩn nữa. Đấy là vấn đề thái độ làm việc tập thể, đoàn kết hay là chết thôi. Trong phòng thì thằng nào chả muốn giúp công ty phát triển, công ty phát triển thì nó mới được tăng lương chứ, mà coder không yêu nghề thì đã chắc gì nó theo nghề này :). Ấy là chưa kể cái anh nói hoàn toàn lạc khỏi tình huống em đặt ra, 2 người bạn cùng phòng giúp đỡ nhau cùng phát triển tích cực hoặc là đối kháng nhau rồi phá nhau và kéo thành tích cả phòng đi xuống theo.
Tại sao anh lại nói so sánh vậy là khập khiễng? Vì mức độ ảnh hưởng nó không giống nhau. Phần mềm lỗi thì ngoài việc khó chịu khi dùng ra người ta có thể không dùng, nó không để lại hậu quả gì nghiêm trọng. Giống như việc bố mẹ phân xử đúng sai cho đứa con không thể so với việc toà án xử án. Bố mẹ phân xử chưa đúng, có thể cho qua, người nhà mà, dù có bực bôi thế nào đi nữa cũng chẳng đến mức phải tự tử(1 lần thôi nhá, nhiều lần thì không dám nói trước :P). Toà phán sai hay thiếu công minh , dù chỉ 1 lần, thì ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời của một con người, có khi là nhiều người.
Còn “Trong phòng thì thằng nào chả muốn giúp công ty phát triển, công ty phát triển thì nó mới được tăng lương chứ, mà coder không yêu nghề thì đã chắc gì nó theo nghề này” thì em phải đi làm trong công ty đã thì mới biết. Có thể bọn nó muốn công ty phát triển thật, nhưng có muốn “giúp” không hay muốn ngồi mát ăn bát vàng lại là chuyện khác. Cũng có rất nhiều đứa theo nghề chỉ vì cuộc sống chứ chẳng có khái niệm yêu nghề là gì, điều này cũng rõ ràng, và lí giải cho nhiều hiện tượng vô đạo đức, lương tâm nghề nghiệp diễn ra đầy rẫy trong xã hội ngày nay.:)
Mức độ ảnh hưởng của nó quả nhiên không giống nhau, vì đây chỉ là ví dụ minh hoạ của em, sao giống được, 2 chuyện khác hẳn nhau mà :). Nhưng nó giống nhau về quá trình. Nếu muốn xây cái nhà, thì phải là 1 đội công nhân có khả năng phối hợp và đoàn kết tốt, chứ còn thằng nọ phá thằng kia thì nhà bao h mới xây xong? Kiểu 1 thằng đứng dưới ném viên gạch lên cho thằng kia, nhưng thằng kia vì muốn phá thằng này nên cố tình ko bắt, để cho viên gạch rơi vỡ đầu thằng ném ra ấy. Hay là kiểu 1 đội kiến trúc sư mà không hợp tác với nhau, nhà xây gần xong tự nhiên có thằng ra bảo “tao ko thích thiết kế của mày, nhất định là phải đập đi xây lại mới đựơc” Tiền đâu để xây lại? Tiền của chủ nhà chứ đâu. Trong khi hoàn toàn có thể ra bắt tay nhau, cùng nghiên cứu những chỗ thiết kế chưa ổn để chỉnh sửa, dù sao cũng là cùng trong nhóm thiết kế chứ không phải là công ty đối thủ. Vậy đấy. Phá thì rất dễ, nhưng thông cảm và hợp tác với nhau thiện chí thật ra khó vô cùng.
Sau khi mình đọc xong 3 cái reply kia thì thấy mình đã nhầm làm sao: mình tưởng người ta đọc cái entry này vì bản review phim chứ nhỉ? Cuối cùng cũng chỉ vì mấy dòng cuối thôi…
Haha, :)), mới có 1 người thôi mà bạn 🙂
Đôi khi có những cái phải bỏ đi phải làm từ đầu thì hay hơn, tất nhiên cũng phải chấp nhận trả giá cho việc đó. Như trong cái ví dụ code kiếc này, thay vì 2 ông ngồi cùng nhau mò mẫm tìm lỗi và sửa chữa 1 cái phiên bản rách nát, sao không để anh bạn có chuyên môn tốt hơn kia tập trung làm lại 1 bản khác cho hoàn hảo. Xã hội mình còn nhiều trì trệ cũng chỉ vì còn tiếc rẻ những thứ lỗi thời chắp vá, mạnh dạn chịu đau đớn để lột xác thì hay hơn là cứ ngồi tô son đắp phấn lên bộ da nhăn nheo.
Cái này đúng, tuy nhiên đã chắc gì anh kia đã có chuyên môn tốt hơn? Trên thực tế là anh kia chả có gì chứng tỏ mình có chuyên môn cao hơn cả. Hơn nữa, những lỗi đã bị bắt ra, không phải không thể sửa, vấn đề là có muốn sửa không và sửa như thế nào để nó không “rách nát”. Cũng như vậy, anh này đã nhận 3 triệu để làm 1 tháng, bây h làm lại từ đầu thì coi như 3 triệu kia hoá ra anh này ăn không phí phạm, xong công ty lại phải trả tiếp cho anh kia 3 triệu khác để làm lại từ đầu mà chả chắc được là liệu có cho kết quả tốt hơn hay không. Có đáng để liều với cái mình không dám chắc? Trong khi những cái đang có hoàn toàn có thể cải thiện và ổn định, vì lỗi nó cũng có, nhưng những đoạn code chuẩn vẫn không phải thiếu, xoá đi là xoá cả những đoạn đã code đúng rồi lại phải làm lại. Hơn nữa, một cây làm chẳng nên non, tại sao không phải là 2 người cùng làm, mà cứ nhất quyết lại phải phá đám nhau như vậy, công việc chung của cả phòng chứ đâu phải mình ai? Xoá đi đoạn code viết lại từ đầu có thể không mất mát gì, nhưng có những thứ xoá sạch đi để làm lại từ đầu sẽ để lại nhiều hậu quả khôn lường không bao giờ có thể sửa chữa nổi.
chả hiểu sao, em chả bh có ý định đi xem hannah montana the movie cả, mặc dù cũng thích cái series của nó. mấy film này download trên mạng rồi coi vui hơn, bh có Up đi xem mới đã
còn cái poll ở dưới hả? k phải trong máy tính cái gì cũng copy rồi paste dc sao? sao phải làm chung nhỉ? mà copy với paste thì chẳng liên quan gì đến chính trị cả 😀
Lol, you got the point 😀