Câu chuyện cổ tích thành hiện thực

Mấy hôm gần đây cộng đồng mạng cũng như cả thế giới như nổ tung trước câu chuyện cô Susan Boyle – một thí sinh của chương trình Britain’s Got Talent đã làm nổ tung khán fòng cũng như thổi bay linh hồn 3 vị giám khảo đi như thế nào rồi.

Phải nói rằng ngay khi tớ được xem cái clip này, dù clip mới chỉ đến đoạn chấm điểm cho Susan, tớ đã gần khóc dù tớ là 1 người rất ít khi khóc vì xúc động. Nhưng thật sự, đối với tớ, đây là 1 điều kì diệu, một điều thần kỳ đã xảy ra ngoài đời thực.


(click image to view clip)

Tuy thế, mấy hôm sau đã có 1 thí sinh khác, 12 tuổi, Shaheen gì đó, cũng đã đựơc giám khảo đánh giá cao và khá bất ngờ đối với khán giả thế giới và phần đông họ cho rằng Shaheen sẽ là đối thủ lớn của cô Susan trong cuộc thi này. Điều này có vẻ như khá là có cơ sở khi tớ được xem clip của Shaheen, quả nhiên là 1 thần đồng âm nhạc rất lý thú. Nhưng, tất nhiên là tớ sẽ nhưng ở đây, Shaheen chẳng phải là cái gì đó thực sự “ngoài sức tưởng tượng” như Susan Boyle, chẳng có gì quá lớn lao và bất ngờ.


(click image to view clip)

Trước tiên xét về phần trình diễn của 2 người. Shaheen chọn 1 bài hát thuộc thể loại classic pop với nội dung chủ yếu về tình yêu do danh ca Micheal Jackson đã từng thể hiện trước đây. Còn Susan chọn 1 bài hát thuộc thể loại nhạc kịch với nhiều đoạn ngân cao và có nội dung nói về những ước mơ và cũng là từ một vở nhạc kịch kinh điển – Những người khốn khổ. Riêng ở cách chọn bài đã đủ thấy sự chênh lệch giữa 2 người. 1 bên là 1 bài nhạc pop, dù nó có khó hát đòi hỏi kỹ thuật thế nào đi nữa, nó vẫn là nhạc pop, và thật ra mà nói, nội dung của nó ko hợp lắm với lứa tuổi của Shaheen. Hơn nữa, Shaheen mới 12 tuổi, còn rất trẻ, cậu còn cả 1 tương lai rộng dài phía trước, và còn có người mẹ yêu quý đưa tới sân khấu tham dự cuộc thi, và ai dám chắc rằng Shaheen chưa từng được đào tạo về thanh nhạc trước khi tới dự thi? Hơn nữa, riêng về khoản bề ngoài và phong cách, Shaheen đã ăn đứt Susan ở mọi mặt, hết sức tự tin và khuôn mặt khá đáng yêu, điển trai.

Còn bài hát cô Susan chọn, nếu ai đã đọc lyrics của nó và đọc sơ lược lý lịch của cô sẽ thấy có những điều trùng hợp lạ kỳ. Bài hát dường như được sáng tác ra để dành riêng cho cô hát, nó như vẽ nên chính cuộc đời khắc khổ của cô qua từng câu từ một. Và ý nghĩa của bài hát thì không cần phải bàn nhiều nữa, tất cả chúng ta đều hiểu. Và về chọn bài, cô Susan đã đi xa hơn Shaheen rất nhiều. Hơn nữa, rõ ràng một bài hát nhạc kịch đòi hỏi ở chất giọng và kỹ thuật của người ca sĩ cao hơn của nhạc pop chứ? (cái này tớ ko chắc lắm vì tớ ko rành lắm về âm nhạc). Và có ai còn nhớ phản ứng của cả giám khảo lẫn khán giả khi Susan bước ra sân khấu ko? Ta có thể chốt lại trong 1 từ “khinh”!! Vì sao ạ? Vì bề ngoài của cô trông thật thảm hại, xấu xí, lạc hậu và hành động thì lố bịch. Một người như thế, ai dám nghĩ là 1 tài năng? Và cô bao nhiêu tuổi? 47. Cô đã đi được nửa cuộc đời rồi, tương lai thế nào đâu còn quá quan trọng như với 1 đứa trẻ 12 tuổi, đặc biệt là khi cô chỉ sống 1 mình, với 1 con mèo!! Liệu so với 1 cậu bé có mẹ để yêu thương thì thế nào? Và ai dám chắc Susan đã từng học thanh nhạc khi gia đình cô có tới 9 anh chị em, cô dành cả đời để chăm sóc mẹ già ốm bệnh, và hiện tại thì thất nghiệp? Và cuối cùng, khi hoàn thành bài hát, Susan đã thản nhiên đi thẳng vào trong cánh gà, như thể cô không cần quan tâm ý kiến của giám khảo, không quan tâm tới kết quả cuộc thi, cô chỉ cần biết cô đã hát xong bài hát của mình, cô đã làm cho khán phòng vỡ oà, và cô đã vui vì đã chia sẻ được ước mơ của mình với toàn nước Anh cũng như thế giới. Cô không hề lường trước kết quả tuyệt vời này, không hề trông mong gì ở cuộc thi này, cô chỉ đến vì cô muốn hát, vì cô thích hát, từ khi cô 12 tuổi.

Một câu chuyện về một cậu bé thần đồng âm nhạc có thể nói là đã quá phổ biến trong làng âm nhạc thế giới rồi, mà chính Michael Jackson là 1 trong số các ví dụ điển hình nhất cho chuyện đó. Gần đây cũng có 1 cậu răng khểnh khá đẹp trai hát jazz và opera mà tớ quên tên rồi. Và đó không còn là chuyện bất ngờ nữa.

Nhưng câu chuyện của Susan Boyle thì lại khác. Đó là một điều thần kỳ khi 1 người có xuất xứ, tuổi tác và bề ngoài như Susan Boyle lại không hề từ bỏ ước mơ của cuộc đời mình, vẫn tươi cười lạc quan tìm cách thực hịên nó và sẻ chia nó một cách phi lợi ích. Cô như người sống cả đời trong bóng tối mà không bao giờ từ bỏ niềm tin về một tia sáng cuối đường hầm. Đặc biệt đối với tớ, một người còn trẻ, có ước mơ và hoài bão, thì câu chuyện của Susan Boyle lại càng xúc động và đồng cảm hơn gấp bội.

Nó gợi ta nhớ lại câu chuyện về chú chuột đầu bếp trong câu chuyện giả tưởng từng đạt giải Oscar – Ratattouile của Disney/Pixar năm 2007, bài học về những con người có xuất thân và bề ngoài hèn kém, bị cuộc đời và xã hội ruồng bỏ, nhưng lại không bao giờ từ bỏ niềm tin vào ước mơ của cuộc đời. Và…. thế đấy, câu chuyện cổ tích của Disney giờ đã trở thành hiện thực, ở ngoài đời thực, với 1 con người thực. Chú chuột Remy đã thực sự thành hiện thực. Và còn điều gì còn có thể thần kỳ hơn thế? Magical, Marvellous, Incredible, Awesome, Amazing, Stunning, Wonderful, Miracle. Còn bao nhiêu từ nữa có thể mô tả được hết câu chuyện này đây?

7 thoughts on “Câu chuyện cổ tích thành hiện thực

  1. Bài của anh plendid viết hay lắm ^^. Em thì ngày nào cũng coi đi coi lại cái clip do cô Susan Boyle hát cả. Cô giáo trên trường em mới giới thiệu clip này cách đây 1 tuần mở trên lớp, coi xong mà em như muốn khóc vậy. Mới đầu bước lên thì không ai có thể nghĩ là Susan lại có thể có cơ hội nào cho cuộc thi này, từ vẻ bề ngoài đến cách hành động có thể nói là hơi lô bịch, ngay cả giám khảo phút cuối còn nói lên rằng:”Trước khi cô hát thì tôi tin chắc tất cả mọi người ở đây sẽ chống lại cô”, nhưng khi cô cất tiếng hát thì mọi người chỉ biết vỡ òa lên vì giọng ca tuyệt vời. Thước đo để đánh giá con người không phải bằng cái dáng vẻ bề ngoài, mà nằm ở tài năng, ở ước mơ và con người thật sự bên trong. Chuyện của cô Susan Boyle sẽ mãi là một bài học quý báu cho tất cả mọi người.

  2. “Nó gợi ta nhớ lại câu chuyện về chú chuột đầu bếp trong câu chuyện giả tưởng từng đạt giải Oscar – Ratattouile của Disney/Pixar năm 2007, bài học về những con người có xuất thân và bề ngoài hèn kém, bị cuộc đời và xã hội ruồng bỏ, nhưng lại không bao giờ từ bỏ niềm tin vào ước mơ của cuộc đời. Và…. thế đấy, câu chuyện cổ tích của Disney giờ đã trở thành hiện thực, ở ngoài đời thực, với 1 con người thực. Chú chuột Remy đã thực sự thành hiện thực.”

    Nghe giống Jamal hơn là Remy cậu à 😀

    Báo chí cũng so sánh khập khiễng quá rồi, giống kiểu Sarah Brightman với Jonas Brother ấy mà. Lâu rồi mới đc nghe nhạc hay vầy 🙂

    1. Jamal đẹp trai chán cậu ạ, mà cũng có gái gú ngon lành :)), Remy là chuột, bẩn thỉu xấu xí, đúng như bà Boyle, chả có gái nào yêu bao giờ :). Thật ra trò so sánh này là trò gây scandal giật tít hot của báo chí mà thôi, xuất phát từ chính báo chí Anh quốc chứ đâu ra :))

  3. học được rằng vẫn phải luôn cố gắng làm những điều mình thích mình muốn
    cho dù có như thế nào chăng nữa

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s