Tính ứng dụng trong đồ án kiến trúc

Phản bác của mình cho một bài viết post trên diễn đàn lớp 52kd3.com http://52kd3.com/showthread.php?p=1524#post1524

Bài viết hay nhưng vẫn chỉ là tư duy từ 1 hướng. Kiến trúc VN thiếu những công trình đẹp, hoành tráng và mang tầm cỡ quốc tế vì thiếu những KTS có tư duy tốt về “hình thức”.

Giảng viên ktrusc ở các trường ĐH rất hay có cái câu “Hình khối thế này KHÔNG THỰC TẾ tí nào cả”, nhưng thử nghĩ xem nếu như có một đồ án làm theo hình dáng của rạp hát Disney ở Mỹ thì liệu có ai dám nghĩ nó sẽ thành thực tế hay không?

Thường thì bệnh hình thức chỉ có ở SINH VIÊN, còn các KTS khi ra trường thì do nhiều yếu tố cả khách quan lẫn chủ quan mà dần bị THỰC TẾ hóa đầu óc, khiến cho các ý tưởng sáng tạo về hình thức bị hao mòn dần theo thời gian vì phải làm quá nhiều công trình chẳng có tí tính hình thức nào.

Thế cho nên bệnh HÌNH THỨC của sinh viên không phải là xấu, mà là sinh viên chưa kiểm soát được cái bệnh đó một cách hợp lý mà thôi. Mà để SV có được khả năng kiểm soát những HÌNH THỨC trong đồ án sinh viên và cả về sau này khi làm đồ án thực tế thì lại phụ thuộc rất nhiều vào khả năng giảng dạy, định hướng, phát triển tư duy sáng tạo và xử lý hình thức của giảng viên – một điều mà nói thật là tôi chưa bao giờ thấy ít nhất là ở trường xây dựng.

Tư duy bay bổng về hình thức cộgn với kiến thức và khả năng kiểm soát, xử lý công năng hợp lý sẽ tạo ra một công trình không chỉ đẹp và hoành tráng cả trên bản vẽ lẫn trong thực tế mà còn có tính thực tiễn cao. Thế nên chỉ đơn thuần chỉ trích tính hình thức thì quá một chiều, vì nếu không có khả năng sáng tạo về hình thức mà chỉ nhăm nhăm làm những thứ thực tế thì người ta đã không cần kiến trúc sư để làm gì, và mãi mãi VN sẽ khôgn bao giờ có những công trình như tòa nhà Tân Hoa Xã, sân Tổ Chim của Trung Quốc hay tòa nhà Rodovre ở Đan Mạch. Lúc ấy có trách thì nên trách sự định hướng sai lầm của giảng viên trong các trường đại học cho sinh viên của mình.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s