
Ngay từ câu hỏi đầu tiên của phóng viên cũng như câu trả lời của ông Tuấn đã cho thấy 1 tư duy quá lệch lạc, bảo thủ và lạc hậu về phim hoạt hình: “Dành cho THIẾU NHI”. Không hiểu lý do vì sao khi đã hội nhập đến giờ này rồi mà một người đứng đầu ngành HHVN vẫn còn giữ khư khư như vậy, chưa nói tới việc nó phản ánh cả tư duy của phần còn lại của xã hội. Đây chính là một trong những lý do lớn, nếu chưa muốn nói là lý do lớn nhất trong tất cả các lý do khác giải thích vì sao HHVN yếu kém, hoặc cụ thể hơn, HHVN ở khu vực “nhà nước” lại yếu kém.
———-
Phim HH ngay từ thủy tổ, CHƯA BAO GIỜ là một chất liệu “chỉ dành cho thiếu nhi” như hầu hết mọi người Việt Nam lầm tưởng. Khi nó được sáng tạo ra, nó chỉ đơn giản là một “chất liệu” điện ảnh được sử dụng để “kể chuyện”, và những bộ phim hoạt hình đầu tiên trong lịch sử có đối tượng khán giả chủ yếu là người lớn chứ không phải thiếu nhi. Ở thời kỳ đầu của HH, nội dung của các phim thường xuyên mang các đề tài rất “người lớn” và hoàn toàn không phù hợp với trẻ con như chính trị, tình dục, bạo lực,… (Tom and Jerry, Looney Tunes, Popeye đều là các phim HH dành cho người lớn). Các bác biết vì sao không ạ? Bởi vì thời đó hoạt hình rất ngắn, chỉ được chiếu trước giờ chiếu phim nghiêm túc người đóng để giết thời gian. Và bởi vì phim người đóng thời đó cũng chỉ chiếu buổi tối, không chiếu ban ngày, nên không có trẻ con đi xem bao giờ, và phim hoạt hình chỉ được sản xuất để phục vụ người lớn mà thôi. Chỉ đến khi hãng Walt Disney thị trường hóa một cách mạnh mẽ với các bộ phim HH dựa trên truyện cổ tích thì chất liệu này mới tự nhiên trở thành một cái gì đó “riêng” dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Tuy nhiên, không phải vì thế mà phim hoạt hình có đề tài nghiêm túc, sâu sắc, “người lớn” không còn được sản xuất nữa. Bởi vì HH chỉ là một “chất liệu” của điện ảnh chứ không phải “thể loại”, nên nó hoàn toàn có thể được sử dụng để kể bất cứ câu chuyện nào với bất cứ nhân vật nào thuộc bất cứ “thể loại” nào từ trinh thám, tình cảm, xã hội, chính trị, hành động, kinh dị,… vân vân mà không hề có bất cứ giới hạn nào. Và chính vì thế trong lịch sử hoạt hình có rất nhiều bộ phim hoạt hình dành cho người lớn đến từ khắp thế giới trở thành kinh điển ngang hàng với phim người đóng vì mang nội dung có chiều sâu nhiều tầng lớp, phức tạp về mặt triết lý, hoặc có những đề tài nhạy cảm như chính trị, chiến tranh, tình dục, và quan trọng nhất là có chất lượng hoạt họa kinh điển với nét vẽ trong từng khung tranh ngang ngửa các tác phẩm nghệ thuật cao cấp. Ví dụ vài cái tên đơn giản ở Mỹ thì có Heavy Metal https://www.youtube.com/watch?v=4EX… , Fire and Ice https://www.youtube.com/watch?v=ENy…, The Lord of the Ring https://www.youtube.com/watch?v=wPe…,… ở Nhật thì có Akira https://www.youtube.com/watch?v=7G5…, Ghost in the Shell https://www.youtube.com/watch?v=oP2…,… ở châu Âu có những phim của Sylvain Chomet như The Illusionist https://www.youtube.com/watch?v=BMq…, The Triplets of Belleville https://www.youtube.com/watch?v=Npr…, thậm chí ngay trong khối XHCN anh em mà đứng đầu là Liên Xô cũng có những tác phẩm kinh điển rất người lớn như The Snow Queen https://www.youtube.com/watch?v=cV1…, Jungle Book https://www.youtube.com/watch?v=TAk…, thậm chí là Bắc Triều Tiên cũng có những tác phẩm hoạt hình có chất lượng vô cùng nhức đầu https://www.youtube.com/watch?v=ujt… và https://www.youtube.com/watch?v=eXn… … và rất rất rất rất nhiều đầu phim khác từ khắp nơi trên thế giới mà về mặt điện ảnh có thể sánh vai ngang hàng với bất cứ phim người đóng kinh điển nào. Không chỉ là nội dung, chủ đề sâu sắc, tạo hình đẹp, nhiều cảm xúc, mà còn cả những thể nghiệm ở tầm vóc cực kỳ điên dồ như đưa cả những góc máy, lia camera cực kỳ phức tạp mà ngay cả phim người đóng có khi còn khó thực hiện, thì những nền điện ảnh lớn như Nhật Bản đưa cả vào phim HH vẽ tay. Nói tóm lại, HH là một “chất liệu” mà nếu biết cách sử dụng, nó có thể cho ra những bộ phim dành cho mọi lứa tuổi từ thiếu nhi cho tới tuổi teen, trung niên, hay cả các ông bà già.
————-
Nguyên do của sai lầm nặng nề về nhận thức này không đến từ đâu khác ngoài sự thiếu hiểu biết nghiêm trọng về lịch sử cơ bản của hoạt hình cũng như vị thế chung của hoạt hình thế giới. Sự thiếu hiểu biết này nếu bảo chỉ là đến từ xã hội thì còn tha thứ được, vì đây là những kiến thức rất cụ thể cho một ngành nghề nhất định, không phải ai cũng có thời gian và hứng thú để nghiên cứu và hiểu biết về nó. Nhưng nguy hiểm hơn là ngay cả những người đứng đầu ngành, những người mà HH là công việc của họ, là miếng cơm manh áo, là cái mà họ làm hàng ngày cũng gần như hoàn toàn không hề hay biết và vẫn tồn đọng tư duy tụt lùi rằng “HH chỉ dành cho thiếu nhi”. Tư duy này nguy hiểm bởi vì ở Việt Nam vẫn còn lối suy nghĩ kiểu “thiếu nhi thì chả biết gì nhiều”, không có sự tôn trọng tuyệt đối, dẫn đến coi thường đối tượng khán giả của chính mình, và cuối cùng là thiếu nghiêm túc, thờ ơ và hời hợt trong việc làm ra các sản phẩm của chính mình. Mình biết thừa các bố các mẹ ngay cả đến tận giờ phút này vẫn bật hoạt hình cho con xem chủ yếu để dỗ con ăn hay để ra điều kiện cho con học bài, chứ hoàn toàn không quan tâm, chưa muốn nói là coi khinh cái đống hình vẽ nhí nhố chạy chạy trên TV. Chính vì thế nên chất lượng phim hoạt hình chẳng ra đâu vào đâu, cực kỳ nghiệp dư và yếu kém, thậm chí không đủ so sánh với sinh viên năm nhất ở các trường nghệ thuật trong khu vực như Singapore hay Thái Lan chứ đừng nói đến Nhật, Hàn, Trung, hay Âu, Mỹ. Thứ duy nhất có thể chữa được căn bệnh này không gì khác ngoài tự nghiên cứu, trau dồi kiến thức cơ bản về lịch sử hoạt hình, tự mình tìm tòi, học hỏi xem trình độ của quốc tế họ đã đến những đâu để mà tự huấn luyện bản thân không ngừng tiến bộ, đi lên để đuổi kịp họ. Chỉ có những kiến thức này thì mới thay đổi được nhận thức cốt lõi trong tư duy của người làm phim, và từ đó tự ép bản thân phải tiến lên phía trước để đuổi kịp quốc tế được.
————
Tiếp tục từ luận điểm “HH KHÔNG chỉ dành cho thiếu nhi” ở trên: Các cô các chú, các anh các chị ở hãng phim HHVN đã bao giờ tự hỏi vì sao HH thế giới họ càng ngày càng tiến bộ, càng ngày càng phức tạp chưa? Bởi vì một lý do thế này ạ: Họ KHÔNG HỀ nghĩ rằng họ đang làm phim dành RIÊNG cho trẻ con. Vì lý do này, họ coi trọng nó như bất cứ một loại hình nghệ thuật nghiêm túc nào, như bất cứ một công việc nghiêm túc nào. Và cũng như các loại hình nghệ thuật khác, và như các công việc khác từ kiến trúc, kỹ thuật, khoa học,… ở nước ngoài họ luôn làm hoạt hình với tư duy này “PUSH THE ENVELOPE”. Hiểu đại khái là không ngừng nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi, không ngừng thử nghiệm, thí nghiệm để đẩy kỹ thuật, trình độ, công nghệ làm phim về phía trước càng ngày càng hoàn thiện hơn, càng ngày càng phức tạp hơn, càng ngày càng tinh túy hơn.
————-
Ví dụ như thế này: Thời kỳ đầu của chuột Mickey, hình vẽ rất đơn giản, chuyển động cũng đơn giản, chẳng có mấy âm thanh, phim thì ngắn, chỉ vài phút là hết, nội dung cũng chả có gì, giải trí là chính, chủ yếu là các trò đùa đánh đập nhau gây hài. Thế nhưng một thời gian sau, hãng Walt Disney đã sản xuất được những phim hoạt hình dài hơi chiếu rạp kinh điển như Snow White and the Seven Dwarves, hay như Pinocchio https://www.youtube.com/watch?v=iAy…. Pinocchio là một tác phẩm điện ảnh và hoạt hình kinh điển đến mức độ cho tới tận giờ này, ngày hôm nay, những họa sĩ gạo cội nhất của ngành hoạt hình khắp thế giới như Glenn Keane, Hayao Miyazaki,… vẫn phải coi là một tượng đài vì độ phức tạp của kỹ thuật làm phim. Không chỉ là tạo hình nhân vật và từng khung hình đều là những hình vẽ rất chi tiết và đa chiều, mà còn ở những kỹ thuật làm phim không kém cạnh gì phim điện ảnh người đóng, cũng như chủ đề của phim mang nhiều tính triết lý ẩn dụ mà chỉ có người lớn mới có thể thấm thía được. Pinocchio có thể coi là dấu mốc đầu tiên trong lịch sử hoạt hình khi mà chất liệu này có thể làm được những điều trước đó chỉ có thể thực hiện bằng một chiếc máy quay và diễn viên người thật, thì nay lại có thể thực hiện được bởi những họa sĩ tài năng chỉ với chiếc bút chì trong tay hì hục vẽ 24 khung hình để làm từng giây phim. Hay ví dụ như hoạt hình stop motion (mà trong tiếng Việt là HH búp bê và cắt giấy) – một chất liệu có thể nói là khó nhất, tốn kém nhất, tốn thời gian nhất, và phức tạp nhất trong các thể loại phim hoạt hình từ những ngày đầu rất ngô nghê với chuyển động của nhân vật giật cục từng khung của Ray Harryhausen trong các phim như Jason and the Argonauts https://www.youtube.com/watch?v=MOZ…, thì ngày nay đã có những hãng phim như LAIKA sản xuất được ra những bộ phim mà về độ phức tạp của các kỹ thuật điện ảnh có khi còn vượt xa cả hoạt hình vẽ tay, và về trình độ thẩm mỹ thì không có phim người đóng nào bằng. Nếu như các cô chú anh chị chưa biết, có thể tìm xem thử phim của hãng này mà mới đây nhất sắp ra mắt là phim Kubo and the Two Strings https://www.youtube.com/watch?v=iyZ…, sẽ thấy độ phức tạp của phim này ở mức độ nhức đầu ngay cả đối với các họa sĩ kỳ cựu nhất của ngành này trên thế giới, và so sánh với những phim đầu tiên của hãng như Coraline thì họ đã vượt xa chính mình rất rất nhiều lần.
—————–
Để làm được những điều này chỉ đơn giản là họ không bao giờ ngưng “push the envelope”. Họ làm phim không phải để đạt được một chỉ tiêu nào, cũng không phải nghĩa vụ, không phải để kiếm được nhiều tiền, mà chỉ bởi vì HH là cuộc sống của họ, là hơi thở của họ. Mỗi khi thực hiện một bộ phim mới, hay thậm chí chỉ là mỗi ngày ngủ dậy làm một đoạn hoạt hình ngắn, hoặc vẽ ký họa, phác thảo vài trang tập thể dục là một lần họ tìm tòi các phương pháp mới, kỹ thuật mới, cách thể hiện mới, là một lần họ thể nghiệm, thử nghiệm, thí nghiệm những điều họ chưa bao giờ làm, vẽ những cái họ chưa vẽ được, để thử thách chính bản thân mình xem là có thể làm được không. Chính vì như thế cứ mỗi lần Disney hay Pixar ra mắt một phim mới, là nó lại hay hơn phim trước, đẹp hơn phim trước, từ thời kỳ phim HH vẽ tay trước kia cho tới nay là thời kỳ hoạt hình 3D. Và ngay cái giây phút mà họ ngưng việc tiếp tục thể nghiệm những điều mới mẻ, cũng chính là giây phút khán giả ngưng đón nhận họ và thất bại đến chỉ trong chớp mắt. Ngay cả hoạt hình 3D ngày nay, ở các hãng hoạt hình như Disney hay Pixar, họ không chỉ có ngồi vẽ và làm hoạt hình không rồi thôi, họ còn có cả các chuyên gia về máy tính, lập trình để không ngừng nâng cấp công nghệ của chính họ để các phim tiếp theo họ có thể áp dụng chúng vào và thực hiện được những điều phức tạp hơn trong phương pháp thể hiện. Ví dụ đơn giản thế này: Brave là một dấu mốc quan trọng, là bước ngoặt đầu tiên trong phương pháp thể hiện tóc của nhân vật chuyển động sao cho thực tế, nhìn giống tóc nhất, Frozen thì lại là thành tựu để đời cho công nghệ giả lập sự chuyển động của tuyết, trong khi đó Big Hero 6 là lần đầu tiên trong lịch sử một bộ phim hoạt hình 3D có thể dựng chi tiết cả 1 thành phố rộng lớn như San Francisco thay vì phải dựa dẫm vào kỹ thuật vẽ cảnh bằng 2D như trước kia, và gần đây nhất Zootopia là bộ phim có các nhân vật hoạt hình động vật có nhiều lông nhất trên người. Đây chính là lý do Disney và Pixar lại là các hãng phim lớn hơn so với các hãng khác, hoàn toàn KHÔNG PHẢI VÌ HỌ CÓ NHIỀU TIỀN.
—————–
Nhắc đến tiền thì chúng ta lại phải cần chuyển tới câu hỏi tiếp theo của phóng viên là vì sao HHVN không gây chú ý với thiếu nhi và tụt hậu so với HH nước ngoài. Ông Tuấn cho biết lý do vì không được PR và vì phim HH ngắn, không làm dài được. Cách xử lý hiện nay của hãng là up phim lên youtube và thấy có hàng triệu view, suy ra chứng tỏ khán giả cũng quan tâm chứ không phải không. Mình xin được giải đáp vấn đề này với 1 số luận điểm sau đây:
———-
4 – Riêng về chuyện youtube, như đã nói ở ý trước, các bố các mẹ rất tiện bật các phim như thế này cho con xem khi phải dỗ chúng nó ăn, chỉ cần hình ảnh chạy chạy, nội dung đơn giản trên ipad là đủ, triệu view là đương nhiên. Chưa kể người nhà người quen bạn bè của họa sĩ, của hãng chia sẻ cho nhau xem, click vào xem vài giây là đã tính là 1 view rồi.
Muốn biết HHVN có phổ biến với thiếu nhi không cứ đến bất cứ 1 trường mẫu giáo hoặc tiểu học nào, nhìn xem trên cặp sách, hộp bút của chúng nó in hình nhân vật hoạt hình nào là biết ngay. Xem thử xem có đứa nào đeo cặp in hình bạn Mèo Mun hay bạn Ếch Con không, hay là chúng nó toàn cặp Mickey, Hello Kitty, Pikachu, siêu anh hùng, Lego,… vân vân. Và thử nghĩ xem giữa Mèo Mun với Pikachu thì tại sao Pikachu lại được yêu thích hơn là biết ngay mình đang làm sai cái gì.
–
Để lý giải cho các vấn đề này, thì chúng ta bắt đầu từ cái ý PR của ông Tuấn. Có thật là các nhân vật HH nước ngoài trở nên nổi tiếng là do được PR mạnh hay không?
–
Chuột Mickey được sáng tạo ra từ những năm 20 của thế kỷ trước, khi mà HH còn chưa được xã hội coi trọng, và các phương tiện truyền thông còn hết sức hạn chế. Cách duy nhất để Mickey đến được với công chúng là chiếu kèm với các phim người đóng để giết thời gian giữa giờ hoặc trước giờ chiếu phim. Thời đó đương nhiên, hoàn toàn không có internet, hoạt hình thì chưa được chiến trên TV, rõ ràng các phương tiện PR hạn chế cực kỳ tối đa, vậy tại sao Mickey cho tới ngày nay lại trở thành 1 tượng đài bất tử của HH thế giới? Đơn giản thôi: Phim hay, hình đẹp. Chẳng có gì khó cũng không có gì phức tạp. Phim hay nên khi người ta đi xem ở rạp về thì kể lại cho bạn bè, người thân, rồi đến tai nhà báo thì họ viết lên báo. Hình đẹp thì người xem dễ nhớ, dễ thích, đọng lại lâu trong đầu, từ đó dẫn đến có nhiều người biết đến. Nhiều người biết đến thì sẽ dẫn đến là có nhiều nhu cầu xem phim, có nhiều nhu cầu xem phim thì các rạp chiếu phim có nhiều nhu cầu đặt hàng Walt Disney, và từ đó có nhiều phim Mickey để chiếu xem, và dần dà nó trở nên nổi tiếng khắp nơi, và tự nhiên nó tạo ra nguồn lợi nhuận khổng lồ từ các nguồn đầu tư khác như mặt hàng ăn theo, các nhân vật liên quan. Thế nghĩa là sao? Tức là PR phải ĐI SAU sản phẩm. Phải có phim hay đã, đẹp đã, người ta xem thích đã, thì PR mới thành công. Tất cả các phim HH trên thế giới hiện nay cũng thế thôi, tại sao mà người ta cứ thấy Disney, Dream Works, LAIKA là bỏ tiền ra đi xem phim? Không phải vì PR đâu, nhầm rồi, mà bởi vì các hãng này đã có sẵn danh tiếng và uy tín do các tác phẩm trước đó của họ đã ấn tượng và ăn khách lắm rồi, nên không cần phải PR gì người ta cũng sẽ tự nhiên sẽ bỏ tiền ra đi xem phim của họ thôi. Tương tự với các phim hoạt hình độc lập của các hãng không lớn bằng, thì đương nhiên, lợi nhuận của các phim đó cũng kém hẳn so với Disney hay Dream Works, vì họ làm gì có uy tín đâu, làm gì có tác phẩm nào trước đó gây tiếng vang đâu, làm gì có nhân vật nào hấp dẫn có sẵn đâu? Thế nên là hãy tập trung vào tác phẩm của mình đi đã, PR để sau. Làm phim hay tự nhiên có khán giả, còn làm phim dở thì có bỏ tiền tỉ ra PR cũng không ai xem, Cô Bé Bán Diêm 3D mấy năm trước là 1 ví dụ.
–
Ở câu trả lời tiếp theo, ông Tuấn có nói về việc hiện nay hãng đang làm phim chủ yếu là vì “đam mê” chứ không phải vì lương. Rất xin lỗi các cô chú của hãng, nhưng “đam mê” thực sự nó không cho ra các sản phẩm như Mèo Mun ví dụ trong bài mà vẫn được coi là “đáng chú ý nhất” của hãng. Nhắc đến từ “đam mê” như thế thực sự là một sự sỉ nhục và xúc phạm khủng khiếp với những người như mình. Nghe hai cái chữ “đam mê” thốt ra từ những người làm ra các sản phẩm với chất lượng kiểu Mèo Mun trong bài này không khác nào cảm thấy bị ngồi lên mặt, xúc phạm và báng bổ hơn bất cứ thứ gì trên cuộc đời này cộng lại. Mọi người có muốn biết “đam mê” thực sự nó thế nào không ạ? Nó thế này đây:
–
– Gertie the Dinosaur – cũng lại là một phim hoạt hình mang tính thể nghiệm chiếu rạp của Winsor McKay https://www.youtube.com/watch?v=TGX…
–
Tất cả những phim hoạt hình nói trên đều là những phim hoạt hình vẽ tay, được thực hiện bởi chỉ một người duy nhất, không có sự hỗ trợ nào về kinh tế cũng như công nghệ cao siêu đắt tiền phức tạp, chưa kể trong số nói trên Winsor McKay và họa sĩ làm Tie Fighter đều hoàn toàn không có một chút kinh nghiệm nào về HH, thậm chí còn không có cả nền tảng hội họa cơ bản. Vậy tại sao, lý do gì mà họ có thể làm ra được những bộ phim có chất lượng cao đến như vậy, hay đến như vậy, đẹp đến như vậy? Và thử tưởng tượng xem, khi được tài trợ nhiều hơn về kinh tế, thời gian, công nghệ, và được sự hỗ trợ bởi những người khác nữa, không còn phải làm một mình nữa, thì họ sẽ còn làm được những bộ phim có chất lượng như thế nào nữa? Vậy thì khi tự hào rằng mình làm được một bộ phim hoạt hình như Mèo Mun ví dụ trong bài viết là “đáng chú ý nhất” của một hãng phim hoạt hình lâu đời nhất của cả một đất nước mà lại nói là làm việc chỉ vì “đam mê” thì có phải là 1 sự đáng xấu hổ vô cùng khủng khiếp hay không? Có phải là một sự xúc phạm ở mức độ cao nhất đối với những người thực sự “đam mê” nói trên hay không?
–
Đây là Đáng đời thằng cáo – phim hoạt hình đầu tiên trong lịch sử Việt Nam của chính hãng phim HHVN thực hiện từ năm 1960, giữa bom rơi đạn lạc, giữa cảnh cùng khổ đói rét, thiếu ăn thiếu mặc, với chất lượng chuyển động, hình vẽ, nội dung, thẩm mỹ không hề kém cạnh bất cứ phim hoạt hình đắt tiền trên truyền hình nào của nước ngoài hiện nay. Xem lại để xem lại chính mình. https://www.youtube.com/watch?v=skQ…
Thật ra mình còn nhiều thứ để nói lắm, ví dụ như chuyện hở ra một cái là các chú các bác lại viện cớ “không có tiền” để bao biện cho chất lượng phim không ra gì, nhưng thôi, ở trên đã ví dụ một loạt những bộ phim làm không bằng gì khác ngoài “đam mê thực sự” và không có tiền rồi, nói thêm thì thành dài, đành dừng tại đây. Dù sao thì bài viết này cũng mang nhiều tính bức xúc nhất thời sau khi đọc được bài phỏng vấn nói trên. Suốt bao nhiêu năm nay rồi, vẫn cứ ngần ấy “lý do” nhai đi nhai lại trong khi các nước bạn trong khu vực thì không ngừng vượt lên như vũ bão.