“Người Việt Nam”

IMG_1689
(Bài viết mang tính lan man chia sẻ là chính chứ ko có ý gì tập trung cho lắm, với cả viết từ trước khi tốt nghiệp, giờ quên hết ý rồi nên dừng đại ở 1 chỗ rất dở hơi, mong mọi người thông cảm :)) )
Từ khi sang Mỹ đến giờ mình thật ra không gặp quá nhiều khó khăn trong việc hòa nhập với cộng đồng ở đây. Từ ngôn ngữ, văn hóa, cách hành xử,… tất cả đều đến với mình hết sức tự nhiên và nhẹ nhàng, cứ như những điều này vốn đã có sẵn trong con người mình. Thật ra mình cũng may mắn vì có ông nội dạy cho tiếng Anh từ khi còn bé tiếng Việt còn chưa sõi, xem truyền hình và đọc sách tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ 2 cho tới tận khi lớn, nên ngôn ngữ không phải là rào cản gì với mình. Về văn hóa thì mình như cá trả về biển, đam mê văn hóa phương Tây từ bé, đặc biệt là hoạt hình, truyện tranh, âm nhạc,… không có gì khó khăn để mình trở thành một phần cuộc sống ở đây giữa cộng đồng người Mỹ. Không có nhiều cuộc nói chuyện giữa những người bạn và đồng nghiệp ở đây mà mình ko thể tham gia và hiểu rõ. Ngay cả cách hành xử, nói thật ra cũng không có nhiều khác biệt so với cách mình sống từ ở nhà, nên cũng chẳng có gì khác biệt: lịch sự, tử tế, tôn trọng, và cởi mở với mọi người, làm việc nghiêm túc, với đầy nhiệt huyết và chuyên nghiệp hết mức có thể. Tuy nhiên, có 1 điều duy nhất mà mình vẫn luôn trăn trở khi sống ở 1 đất nước cách xa quê hương nửa vòng Trái Đất, giữa những con người mà cách đây 41 năm vẫn còn là kẻ thù bên kia chiến tuyến của ông bà, bố mẹ mình. Điều đó là cái identity (sự nhận dạng) của mình với tư cách là 1 người Việt Nam sinh ra lớn lên ở Việt Nam đang sống xa nhà.

Continue reading

“Người Hà Nội thì phải thế này, thế kia…”

Đợt vừa rồi xem phim Trò Đời khiến cho mình nhận ra một vài điều về vấn đề “Người Hà Nội” cảm thấy muốn chia sẻ 1 chút. Trong phim này có rất nhiều nhân vật, từ rất nhiều truyện khác nhau của Vũ Trọng Phụng, đến từ rất nhiều tầng lớp, hoàn cảnh khác nhau, nhưng lại diễn đạt được rất nhiều những ngộ nhận của hầu hết mọi người về chuyện thế nào là “Người Hà Nội” không chỉ ở thời bấy giờ mà còn đúng cả ở ngày nay.

Rất nhiều người mà mình biết luôn cho rằng “Người Hà Nội” thì phải đáp ững được những vấn đề như kiểu: ăn mặc thời trang, sành điệu, hàng hiệu cao cấp, đầu tóc trang điểm xinh đẹp, cử chỉ nói năng nhẹ nhàng, dịu dàng, rồi nào thì phải thướt tha, thanh lịch, lễ phép, phải biết các loại lễ giáo, giao tiếp, phải biết làm nọ làm kia nội trợ, nấu ăn, ăn uống phải kiêng dè, hay vớ vẩn nhất là phải là nhà có gia giáo, có truyền thống, sống ở Hà Nội lâu năm, nhiều đời ông bà cụ kị, rồi là phải thưởng thức các loại văn hoá cao cấp nhất định, phải ăn uống kén chọn, biết ăn biết nấu các món nọ món kia cao cấp, phức tạp văn minh nọ kia lọ chai, vân vân và vân vân. Mình xin đính chính luôn với mọi người là tất cả các khái niệm kiểu ở trên đều sai bét hết, vì đó chẳng là bất cứ cái gì khác ngoài những thứ mang tính bề ngoài, bề nổi, chỉ là cái vỏ nông cạn ở trên bề mặt, thậm chí còn có phần hủ lậu, lạc hậu, hoàn toàn không phản ánh bất cứ thứ gì liên quan tới “Người Hà Nội” cả. Thật ra mấy cái chữ “Người Hà Nội” chỉ để thay thế cho một khái niệm khác cởi mở hơn, gần gũi hơn là “Văn Minh, Tiến Bộ, Chân Thành”. Thế thôi, chẳng có gì khác cả, và thật ra là việc bạn có sống ở Hà Nội hay ở bất cứ tỉnh nào khác, sống bao lâu rồi, quê gốc bạn ở đâu, nó chẳng liên quan 1 chút nào đến việc bạn có xứng đáng được gọi là “Người Hà Nội” (mà thật ra là người “văn minh”) hay không, vấn đề nằm ở cách sống, tư tưởng, cách đối nhân xử thế của bạn chứ ko phải cái gì khác.

Continue reading