Công lý màu cam

Tạm ngưng loạt bài về watchmen để nói đôi lời ngu muội sau khi đọc 1 số thứ.

Bạn nghĩ sao về công lý ở Việt Nam? Những vụ xử án oan sai mười mấy năm không được giải quyết? Những vụ xử không đúng người đúng tội, không thoả đáng như vụ 2 đứa con đâm đơn kiện bố vì đã giết mẹ? Những vụ tham nhũng cửa quyền mà quan chức không bị xử thích đáng? Những vụ án bị chìm xuồng? Những vụ công an hành hạ và đánh người dân? Bây h có ngồi liệt kê ra thì chả bao giờ cho hết những bất công trong xã hội Việt Nam như vậy.

Người ta nói những chuyện như ở trên, chỉ có ở các nước xã hội chủ nghĩa như Việt Nam, Cuba hay Trung Quốc,…, vì người dân bị bịt miệng bịt mắt, bị tẩy não, bị vân vân để chỉ tin vào Đảng mà không có khả năng suy nghĩ riêng của mình. Người ta nói ở các nước xã hội chủ nghĩa thì công lý chỉ dành cho 1 “nhóm người” (nói 1 cách ám chỉ) chứ không phải cho toàn dân. Tất nhiên “người ta” ở đây không nhiều, và chỉ nằm vào 1 số bộ phận, chứ không phải tất cả, cụ thể hơn, thì không phải là mình.

Thế nhưng những người ta nói trên hình như quên béng rằng ở 1 phương trời xa xôi nào đó, nơi người ta gọi là mảnh đất tự do, dân chủ, nhân quyền, lại có những người bị tra tấn một cách vô nhân tính, và những kẻ thủ ác không bao giờ bị đưa ra xét xử, lại có những người chỉ vì màu da khác biệt của mình mà bị hắt hủi, bị ghét bỏ, bị đánh đập, lại có những người bị kiện mất hàng triệu đô la chỉ vì mô đất trồi lên ở trước cửa nhà mình làm cho người ta đi qua vấp ngã. Và đó là nơi mà những “người ta” nói trên thường bảo rằng đấy là nơi có chuẩn mực về công lý và nhân quyền.

Trở lại đầu đề. Hôm vừa rồi báo chí khắp trái đất (ko chỉ có VN đâu nhé) đưa tin, Toà án tối cao liên bang Mỹ đã bác bỏ đơn kiện các nhà máy hoá chất đã từng cung cấp chất Agent Orange cho quân đội Mỹ rải hàng tấn lên mảnh đất hình chữ S, để lại hậu quả là hơn 3 triêụ con người vô tội Việt Nam ngày nay đã phải lãnh chịu những hậu quả không tiền bạc nào bù đắp nổi, và những hậu quả này có lẽ sẽ còn kéo dài nhiều thế hệ ngươì Việt Nam nữa. Toà án tối cao liên bang Mỹ – đại diện quyền lực nhất của một cơ quan thi hành “công lý” ở đất nước dân chủ, đã tình nguyện từ chối cái mác “công lý” của mình, đã phản bội bức tượng nữ thần Công lý to tổ bố trước cửa toà án một cách rất thản nhiên mà không một lời giải thích xứng đáng, để cho hơn 3 triệu con người vô tội đang quằn quại nhờ cuộc “khai phá tự do và dân chủ” của lính Mỹ cách đây hơn 30 năm phải bàng hoàng, sững sờ. Đấy là quyết định của cơ quan công lý tối cao của đất nước luôn được tung hô là “ưa chuộng hoà bình, công lý, dân chủ và nhân quyền nhất trong lịch sử nhân loại”, là quyết định được phun ra từ cái nơi mà người ta hàng năm đứng từ trên cao nhìn xuống, và phẹt ra những thứ gọi là “Phúc trình về nhân quyền” cho các nứơc khác, và bày tỏ “lo ngại” về tình hình nhân quyền của “Nuớc Khác”, theo cái kiểu “bố đời” trong tiếng Việt.

Trở lại đất nước Việt Nam thanh bình tươi đẹp. Ở một số nơi được coi là ngôi nhà tinh thần của người dân, là nơi luôn đại diện cho sự yên bình và tĩnh tại, nơi đại diện cho những người có tâm hồn trong sáng tươi đẹp nhất xã hội, có một số người, cầm xẻng, cuốc, kìm cộng lực, sang nhà hàng xóm đập tan bức tường gạch, lật tung chiếc cổng sắt (sức mạnh của Chúa ban cho chăng?), đánh suýt vỡ đầu một anh bảo vệ, trèo hàng rào xông pha vào nhà người khác, và xong rồi tuyên bố xanh rờn “Chúng tôi vô tội” (wtf???) Khi chất vấn họ về vấn đề pháp lý giấy tờ, thì họ không có giấy tờ phù hợp với Pháp luật hiện hành, cứ khăng khăng cho rằng giấy tờ của 1 chính thể đô hộ con người, bóc lột con người mới là giấy tờ “chuẩn” chứng minh cho mảnh đất họ đòi (wtf again???). Rồi khi nhà nước gọi họ lên để đối thoại, bàn bạc cho ra nhẽ, thì họ “bận” (wtf 3rd time???), chả biết là “bận” cái gì trong khi suốt ngày hô hào đấy là “linh địa” phải đòi cho bằng được (ko biết là của mình từ bao giờ mà “đòi”). Và khi đưa ra toà án, toà xử họ không có một ai phải ngồi tù, trong khi lẽ ra tội tương đương là phải ngồi tù rồi. Nhưng khi xử án thì ở bên ngoài, những người “anh chị em” (???) của họ đứng bu đầy với biểu ngữ “anh chị em chúng tôi vô tội” “công lý” “sự thật” “blah blah”… (wtf???). Họ được “anh chị em” của mình tả lại là không bao giờ chịu nhận tội, luôn ngẩng cao đầu hiên ngang trước toà án, họ “bất khuất” trước những video clip bằng chứng lè lè của việc đập phá tường, họ thà cứng họng ko trả lời nổi những chất vấn của toà án chứ không đời nào nhận tội (wtf????). Và khi đã xử xong với 1 bản án thiếu thích đáng như vậy, họ ngay lập tức gửi đơn kháng án để đòi “công lý” và kiện VTV khi đưa tin là họ “cúi đầu nhận tội”. Thật là buồn cười vì dường như cái việc đưa tin này của VTV hình như đã giúp cho họ nhiều hơn là hại họ, khi với 1 dòng tin như vậy, khán giả sẽ nghĩ rằng họ đã biết phân biệt phải trái đúng sai mà nhận tội, và thông cảm, tha thứ cho họ, cơ mà oái oăm lắm, họ không thích thế, họ thích được đưa “sự thật” cơ, họ muốn cả nước biết là họ đã cứng đầu thế nào cơ, họ muốn cả nước biết rằng, con chiên của Chúa toàn năng là những người không cần biết luật pháp, lời của Chúa mới là tối cao, và Chúa bảo thì nghiễm nhiên đúng, dek cần kiểm chứng.

2 chuyện có vẻ rời rạc chả liên quan, cơ mà viết ra để dẫn chứng cho vịêc đã có 1 người viết 1 bài mỉa mai “công lý” ở Việt Nam và cho rằng toà xử “oan” cho họ (wtf???), so sánh chuyện da cam với chuyện đập tường ngang hàng nhau, và kết luận là “công lý” ở Việt Nam chỉ để cho “1 nhóm người” mà thôi, và những người đập tường kia thì cũng đang đi tìm “công lý” giống như các bác da cam (wtf??? nhiều cái nực cười quá wtf liên tục). Quả thật, nếu đúng như người này nói là các bác đập tường đang đi tìm công lý thật sự, thì đúng là công lý ở Việt Nam chỉ dành cho “1 nhóm người” thôi thật. Cái nhóm ấy là cái nhóm tin sái cổ vào việc 1 bà không cần có chồng vẫn đẻ ra con, và tin sái cổ vào lời của 1 ông Chúa chả bao giờ đựơc nhìn thấy, người đã từng giúp quân Pháp xâm lược và đô hộ Việt nam suốt cả 1 thời kỳ. Và với họ thì công lý của 3 triệu con người đang quằn quại trong đau đớn suốt mấy chục năm kia cũng chỉ ngang với công lý cho 8 người đang vênh cái mặt ở toà án luôn miệng “vô tội” cho việc cầm cuốc phá tường. Công lý kiểu này thì hay thật, thế thì mai mình sẽ cầm cuốc sang đập tan nhà thằng hàng xóm mới được, xong khi ra toà mình sẽ “bất khuất” gào “vô tội” sau khi không quên gọi hội đứng ngoài cầm biểu ngữ “Công lý sự thật nhân quyền”.

Tôi thấy hơi lạ là ở cái nơi được gọi là “tự do ngôn luận nhất thế giới” ấy mà, sao không có báo đài nào dám cả gan đặt vấn đề những kẻ tra tấn tù nhân vì sao không bao giờ bị xử nhỉ? Và đã có bao nhiêu toà án xử tội ác phân biệt chủng tộc được xử thích đáng ở đó? Hay họ bị CIA bịt miệng che mắt mất rồi?

Hàng chục triệu con người tử nạn dưới bom Mỹ và hậu quả chiến tranh của Agent Orange trên hơn 30 triệu người Việt Nam. Hàng triệu con người bị cháy rụi và biến mất hoàn toàn vào hư vô dưới 2 quả bom nguyên tử “công lý” ở đất nước mặt trời mọc để đến hôm nay người ta quý như vàng sự xuất hiện của người duy nhất sống sót, hàng trăm di tích lịch sử bị huỷ diệt ở đất nước ném giày, hàng trăm nghìn con người bị tiêu diệt vì có người “bắn nhầm”, hàng trăm nạn nhân chiến tranh chết tức tưởi vì nhóm cứu trợ không tới được chỗ họ ở Gaza. Ngần ấy thứ hình như vẫn chưa đủ để gọi là “tội ác chiến tranh” để mà có 1 toà án được đưa ra xử những kẻ đã gây tội ác, ngần ấy thứ hình như vẫn chưa đủ để gọi là “diệt chủng” để toà án quốc tế ra trát bắt một ai đó ở đất nước tự do nào đó giống như việc họ đã làm với tổng thống Liban và bọn dã man Khơ me đỏ, bọn dã man Cộng sản Balan, bọn Phát xít Đức,…. Và không biết đã có bao nhiêu kẻ ác đã thoát những tội ác diệt chủng, tội ác chiến tranh, chỉ nhờ việc họ đã từng mang trên mình cái mác “Tổng thống của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ – Đất nước của tự do, dân chủ và nhân quyền”. Họ đã đang và sẽ còn tiếp tục thoát những tội ác khủng khiếp đó để tiếp tục tự cho mình cái vị trí ở trên cao, ngó xuống và nói với các nước khác “chúng mày vi phạm nhân quyền rồi con ạ”.

28 thoughts on “Công lý màu cam

  1. hmm…
    1. Em có tự hỏi vì sao nhà nước VN chưa bao giờ lên tiếng đòi hỏi chính quyền Mỹ phải trả lời về vụ chất độc màu da cam, mà lại là một ông người Anh đứng ra kêu gọi ký bản petition đòi công lý?
    2. Vì sao chúng ta biết rất nhiều về những chuyện đối xử tồi tệ với tù nhân ở Mỹ, những kẻ phân biệt chủng tộc? Phải chăng vì chúng ta đọc trên báo chính thống của Mỹ, không phải trên blog Vàng Anh hay tacke? Ai nói rằng những kẻ đối xử tồi tệ với tù nhân không bị đem ra xét xử? Một khi sự việc bị phanh phui thì báo chí Mỹ – không hề chịu sự kiểm soát của chính quyền Mỹ – cũng đòi hỏi chính phủ của họ có câu trả lời thẳng thắn và rõ ràng. Ngay cả tống thống Nixon khi dính vào vụ bê bối Watergate thì cũng chính nhờ các nhà báo Mỹ dũng cảm để tranh đấu – bởi họ có niềm tin rằng dù có nguy hiểm đến thế nào thì công lý cũng phải được thực thi.
    Cuộc tranh đấu giành công lý không đơn giản như trên phim, không phải chỉ cần lên tiếng là có kết quả. Sẽ phải có máu đổ, sẽ phải có chông gai, sẽ phải trải qua rất nhiều thử thách. Và ở Mỹ, dù có bất công, vẫn có rất nhiều người tiếp tục đấu tranh và chúng ta vẫn được đọc trên báo chí chính thống của họ về những cuộc đấu tranh này, về những vụ phanh phui chuyện tồi tệ của chính quyền của họ, và dù có thể công lý chưa được thực thi, họ vẫn sẽ tiếp tục tranh đấu để đến khi nào công lý chiến thắng mới thôi.
    3. Chúng ta có cuộc chiến đòi công lý ấy trên mặt báo hay không? Hay đất nước chúng ta tươi đẹp và không hề cần đến những cuộc đấu tranh đòi công lý ấy?
    4. Sau vài nhà báo bị vào tù, những người biểu tình yêu nước bị gán tội phản động, những blogger kêu gọi đấu tranh chống Trung Quốc bị biệt giam, hàng loạt tổng biên tập các báo có những bài viết chất vấn về các vụ bê bối của chính phủ bị thôi chức, có còn cuộc chiến nào trên mặt báo đòi công lý cho những người dân bị chết oan bởi vụ cầu sập ở Cần Thơ năm nào, có ai trên mặt báo chính thống đặt câu hỏi chất vấn vì sao để Trung Quốc khai thác mỏ boxịt ở ngay vùng trọng điểm về an ninh quốc phòng nước ta, có báo chí nào đặt câu hỏi chuyện gì đang xảy ra ngoài đảo xa Hoàng Sa Trường Sa, có ai được bình luận về vùng lãnh thổ biên giới, về cái chết của những người lính trong trận chiến biên giới năm nào…
    5. Nhân quyền có nghĩa là tiếng nói của người dân phải được lắng nghe, dù tiếng nói đó có thể đi ngược với quyền lợi của chính phủ, bởi quyền lợi của chính phủ không phải lúc nào cùng đi đôi với quyền lợi của dân tộc, mà một dân tộc có thể thay đổi người cầm quyền, nhưng không thể nào thay đổi được tính cách và lòng tự trọng của dân tộc ấy.
    Nhân quyền còn là con người ta có quyền quyết định số phận của mình, ý thức của mình, trí thức của mình, có quyền chọn lựa con đường mình đi, chứ không phải cần đến ai đó dắt tay, mớm mồi. Không cần nói xa xôi, nhân quyền còn có nghĩa là một người trưởng thành có quyền được xem cảnh hai người hôn nhau trên màn bạc, nhìn thấy một người đàn ông trần truồng đi qua lại, chứ không phải chờ nhà nước cắt hộ đi cảnh hôn nhau và dùng kỹ xảo che mờ cái của quý.
    Khi chúng ta không đòi hỏi những quyền căn bản nhất – là quyền được chọn lựa lối sống của mình, chọn lựa điều mình muốn học và theo đuổi – thì chúng ta sẽ không bao giờ có được những quyền căn bản ấy.
    🙂

    Rất vui khi có những người như em viết ra những dòng đầy lý tưởng. Nhưng cũng mong em một ngày nào đó sớm thôi sẽ rơi nước mắt như The Comedian khi nhận ra đời này cũng chỉ là một trò cười, rằng chúng ta cũng đang chiến đấu có một lý tưởng cao đẹp mà không hề biết được phía sau nó là gì…

    (không liên quan lắm, nhưng nếu em đã xem Watchmen, cảnh đầu phim giới thiệu Silk Spectre là người thả bom nguyên tử ở Hiroshima. Đó cũng chính là cái triết lý của Watchmen: giết hàng triệu người để cứu hàng tỉ người.
    Chúng ta có đồng ý với Ozy không?
    Nếu có, tại sao chúng ta không chấp nhận điều mà nước Mỹ đã làm với Nhật Bản? Phải chăng vì trong watchmen, người Mỹ là nạn nhân của vụ nổ bom, còn trong lịch sử, người Mỹ là hung thủ. Và vi chúng ta đã được dạy từ nhỏ rằng, Mỹ là kẻ thù, nên nếu người Mỹ chết thì đáng, còn người Mỹ làm gì thì cũng là sai trái, cần phải lên án?)

    1. 1. Có tự hỏi chứ anh, và cái này ai cũng thừa nhận là sự thiếu sót của chính quyền VN, nhưng khi đã có 1 phong trào như thế, chính quyền hoàn toàn ủng hộ.

      2. Vì những tin tức đó không xuất phát từ báo chí Mỹ mà là báo chí nước ngoài. Và theo như em biết thì từ khi phát hiện các vụ tra tấn đó đến nay thì chính phủ Mỹ vẫn luôn nhắc đi nhắc lại câu “Chính phủ Mỹ không tra tấn tù nhân”, và những kẻ thực hiện các vụ tra tấn đó vẫn chưa hề bị đưa ra xét xử công khai, trong khi từ khi Obama lên làm tổng thống thì đã rất nhanh gọn cho “giải tán” nhà tù này mà không hề đả động gì đến việc xử những kẻ thựuc hiện tra tấn ở đây. Về vụ Watergate, tuy đã bị phanh phui, nhưng những gì ông ta đã làm với Việt Nam thì chưa hề phải trả giá và theo như em nhớ thì em chưa bao giờ nghe ai nói về chuyện ông ta phải ngồi tù.

      Em biết là công lý ko đơn giản như trên phim chứ, điều này thì ai cũng rõ cả, công lý ở đâu cũng thế mà thôi. Ở Mỹ thì thế đấy, nhưng như thế ko có nghĩa là ở Việt Nam không thế, vẫn có những quan chức chính quyền dính vào các vụ bê bối bị lên báo hàng ngày, bị người dân phê phán đều đều đấy chứ. Tất nhiên có 1 số vụ thì rõ ràng vẫn chưa bị xử lý đúng mức, và thừa nhận điều này là yếu kém trong cơ chế của ta. Một thế hệ lãnh đạo bị đào tạo cho u tối đầu óc trong cả 1 thời gian dài bao cấp nên gian dối đã thành quen rồi. Tuy nhiên em tin rằng khi thế hệ lãnh đạo trẻ hơn lên lãnh đạo đất nước, sẽ có nhiều thay đổi theo hướng cởi mở hơn và khôn khéo hơn. Nói như thế ko có nghĩa là ở Mỹ không có những vụ án xử quan chức không thoả đáng như vậy. Ở đâu cũng thế thôi, có mặt tốt mặt xấu của nó, vấn đề là mình deal với nó kém hơn ở Mỹ mà thôi.

      3. Ở trên đã nói chuyện này rồi. Có, và em còn đọc dược trên báo nhiều vụ việc do đấu tranh và điều tra kiên trì mà đã được giải quyết triệt để. Vì sao Năm Cam, PMU18 lại bị phanh phui nếu không phải là đã từng có những nhà báo, thậm chí là người dân đã bỏ công sức điều tra và tố cáo, vì sao có những vụ như một ông thẩm phán toà án tối cao cuối cùng lại fải ra trước vành móng ngựa vì nhận hối lộ nếu không có tố cáo. Nghĩa là cuộc chiến ấy trên mặt báo và trong dư luận không phải không có, vấn đề là cách anh thực hiện nó có hiệu quả hay không mà thôi.

      4. Những nhà báo bị vào tù là những người đã cung cấp lên mặt báo chính thống những thông tin không chính xác và từ những nguồn tin không rõ ràng. Những người biểu tình yêu nước chẳng có ai bị gán tội phản động, vì chính 1 người bạn của em hôm đó đi biểu tình nói đã được sự hậu thuẫn của lực lượng công an là khác, còn những người bị công an bắt thì chắc chắn không phải vô cớ, chắc chắn họ đã có lời nói và hành động quá khích. Gọi là 1 cuộc biểu tình ôn hoà thì tại sao trong bức ảnh 1 blogger bị bắt anh ta lại đứng ở phần lề đường ngay sát đại sứ quán chứ không phải ở bên kia đường như những người khác? Anh ta làm gì ở đó? Tại sao anh ta lại phải sang tận đó? Còn những người chống Trung Quốc, thì em thấy họ đúng là những người có cái đầu quá nóng nảy không biết kiềm chế, suy nghĩ và bình tĩnh mà đã trở nên quá khích, mất hết cả lý trí. Họ không hề hiểu nghệ thuật ngoại giao mà cứ muốn làm ngoại giao. Chống lại Trung Quốc cũng giống như chống lại bất cứ nước nào khác mà thôi, nước mình đã có chủ trương làm bạn với tất cả các nước, trở thành kẻ thù công khai của bất cứ nước nào cũng là thiệt thòi đối với nước mình trong quá trình phát triển, thái độ thù hằn với Trung Quốc là không cần thiết và là ngu ngốc. Tẩy chay Trung Quốc đồng nghĩa với tẩy chay luôn nền kinh tế khi Trung Quốc là 1 trong những nước có giao lưu kinh tế lớn nhất với chúng ta. Người VIệt Nam có truyền thống ngoại giao khôn ngoan với phương Bắc, và những chuyện nhạy cảm tranh chấp thế này, khi không phải là một nhà ngoại giao có kinh nghiệm thì ko nên nói càn. Còn chuyện Bauxite, dự án đó thì phần tham gia của Mỹ lớn gấp rưỡi Trung Quốc, và trước khi dự án được triển khai, thủ tướng đã nói sẽ tổ chức hội thảo để xin ý kiến các nhà khoa học chứ không phải bạ đâu làm đấy.
      5. Đúng, nhân quyền là như vậy, và dù phim bị cắt, em vẫn thấy mình có các quyền căn bản đó. Chuyện phim bị cắt là 1 chuyện rất khác. Có thể với người Mỹ, những cảnh như thế là rất bình thường, nhưng đối với Văn hoá Việt Nam, nó không phù hợp, và nó bị cắt là hợp lý. Hơn nữa ở ta chưa có luật quản lý phim 18+, và còn vì vấn đề lợi nhuận, họ phải tìm cách giảm độ tuổi của phim xuống còn 16+ để bù lại cho số tiền mua phim về, nếu không lượng người đi xem phim sẽ không đủ bù vốn vì với đa phần người trưởng thành ở Việt Nam, xem phim chưa phải là 1 thú vui buộc phải thoả mãn.

      Những dòng này của em không phải là lý tưởng gì đâu anh, nghe cao xa quá. Nó chỉ đơn giản là những gì em suy nghĩ về 1 bài viết của 1 ai đó mà thôi, nó là 1 bài viết mang tính lập luận phản bác, nó thiếu khách quan là đương nhiên.

      Còn chuyện Comedian, phải nói với anh rằng em đã từng như Comedian, tuyệt vọng về xã hội, về con người, nhìn đâu cũng toàn chuyện tiêu cực, bê bối, em ghét bỏ cuộc sống tới nỗi em không tin lời ai nói cả, kể cả gia đình em, không có bạn bè gì, lánh xa mọi người. Không nhưũng thế, 3 năm cấp 3 em được 1 ông thầy ở trường nhồi nhét cho toàn những suy nghĩ bất mãn chế độ, nói thẳng ra là cực kỳ phản động, và em đã từng rất thích ông ý chính vì những suy nghĩ như thế. Em đã từng nhìn nước Mỹ với ánh mắt ngưỡng mộ, mơ ước một ngày được tới Mỹ sống – mảnh đất tự do và hi vọng. Và với em thời đó, cứ cái gì có chữ Mỹ vào nghĩa là chuẩn mực rồi, khỏi cần chỉnh.

      Nhưng với internet, sau này đọc nhiều thứ ở nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt là rất nhiều nguồn phản động, em đã dần hình thành quan điểm như anh thấy bây giờ. Em ghét Mỹ không phải vì em được dạy thế, mà vì những gì em đọc được, nghe được, và xem được qua Internet. Từ “Mỹ” từ một chuẩn mực đối với em thành 1 từ gì đó đáng chế nhạo hơn nhiều những tiêu cực mình nhìn thấy hàng ngày. Em dần nhận ra rằng những suy nghĩ như trước kia của em mới là những suy nghĩ trẻ con, nông cạn thiếu chiều sâu khách quan và thiếu cơ sở lý luận.

      Với em bây giờ, khi nhìn thấy 1 vấn đề nào đó, em nhìn nó bằng cả 2 mặt, tốt và xấu, ở vị trí khách quan nhất để đánh giá. Những chuyện như bắt nhà báo, khai thác bauxite, chuyện lụt lội, chuyện biển đảo, em cũng phê phán mạnh chính phủ chứ, nhưng phê phán là phê phán, những chuyện như thế là những chuyện nằm ngoài tầm khả năng nhận định của những người bình thường như anh em mình, đó là lĩnh vực của những nhà ngoại giao, và ta vẫn phải giữ một cái đầu bình tĩnh suy xét sao cho khách quan, không có gì là sai hoàn toàn và đúng hoàn toàn.

      Chuyện Silk Spectre thả bom ở Hiroshima là do phim phịa thêm vào, truyện không có, thế nên nó không phải là triết lý của Watchmen. Cái triết lý của Watchmen là một thế giới đại đồng hoà thuận cùng đoàn kết lại với nhau không còn xung đột thì phải trả cái giá đắt như vậy, và nếu có bất cứ ai đồng ý với cái triết lý này thì hoá ra là họ đã đồng ý với bọn diệt chủng Khơ Me đỏ rồi còn đâu? Tiêu diệt hàng triệu người để kiến tạo 1 xã hội đại đồng. Chẳng phải sao? Chưa kể chuyện thả bom nguyên tử ở Nhật hoàn toàn chả liên quan gì đến Kill Millions to save Billions cả, vì đó đơn giản chỉ là 1 hành động phô trương thanh thế của Mỹ với Liên Xô, vì trên thực tế, lực lượng Phát Xít đã thất thủ ở khắp nơi trên thế giới, không có 2 quả bom oan nghiệt đó thì Nhật cũng sẽ đầu hàng trong sớm muộn mà thôi, và hành động thả bom này là một hành động vựơt quá mức chấp nhận cho 1 đòn “cảnh cáo” như Mỹ nói thời đó. Và như em đã nói trong bài, nếu như Khơ Me Đỏ, Phát Xít Đức, Cộng Sản Đông Âu bị xét xử vì diệt chủng, vì tội ác chiến tranh, vì tội nọ tội kia, thì tại sao tội ác như của Mỹ ở Nhật, Việt Nam, Iraq, Afghanistan lại chẳng có ai dám đưa ra xét xử?

      Cũng phải nhắc lại rằng, nếu không nhờ Internet và các loại báo như kiểu Tacke, Vang Anh, thì em vẫn còn đang tôn thờ thiên đường Mỹ tươi đẹp tự do và đã chẳng có quan điểm như ngày hôm nay, và từ bé chẳng có ai dạy em rằng người Mỹ là xấu xa, em cũng không kì thị người Mỹ đến độ cho rằng cái gì họ làm cũng sai và họ chết thì là đáng(1 vài entry trước em có nói chuyện em đã làm quen và làm bạn với 1 thằng người Mỹ qua VN chơi), thậm chí em đã từng hi vọng khi Obama lên nắm quyền thì sẽ có nhiều những thay đổi rõ rệt cho cách hành xử ngoại giao của Mỹ.

      Nhưng cuối cùng em đã lầm, dù đen hay trắng, tổng thống Mỹ mãi mãi vẫn là tổng thống Mỹ, vẫn chỉ là 1 con cờ được chi phối bởi liên minh tỉ phú cùng 1 giuộc Cộng hoà và Dân chủ mà thôi. Tầng lớp thấp có là cái gì đâu? Thế để anh rõ là em không phải là 1 Comedian, mà em giống Silk Spectre nhiều hơn “Things in the past, even the worst one, just keep getting better and better”, em chỉ “đã từng” là Comedian, khi đã biết nhiều hơn, em không còn là Comedian nữa.

      Hơn nữa, trong phim, bom không chỉ nổ ở mỗi Mỹ không thôi đâu anh, cả Liên Xô, Nhật, Trung Quốc, v…v cũng bị nổ, nếu không thì làm sao mà có “kẻ thù chung” được? Chưa muốn nói, Watchmen không phải là truyện làm theo kiểu đưa người đọc cuốn theo quan điểm của mình, mà là cho người đọc tự lựa chọn cho mình quan điểm.

      Và với em khi thưởng thức nghệ thuật, em không thưởng thức nó bằng cái đầu định kiến 1 chiều, nghệ thuật là nghệ thuật, hãy giữ cho nó tính khách quan trong sáng, để tận hưởng hết cái hay mà nghệ thuật đem lại. Thế thôi. Những chuyện lằng nhằng khác nghĩ vào sẽ làm mất hay (như những người kêu là Watchmen xuyên tạc lịch sử ấy)

  2. Nếu cậu học ở trường tớ ( Ngoại Giao ), bạn sẽ thấy chính sách của Việt Nam ta sai lầm như thế nào, bạn sẽ không bao giờ có thể tìm kiếm được các văn kiện đại hội Đảng trong nhiều khoá, mấy cái 8,9,10 thì may ra có chứ các Quyết sách từ năm 75 tới 86 gần như là không có. ( Cái này lưu hành nội bộ )

    Mình chưa đọc hết bài của bạn nhưng mình cũng có thể hiểu ý của bạn. Mình biết cái chế độ CNXH của VN ta không phải là tốt đẹp ( trên thê giới bây giờ chỉ còn 4 nước Cộng Sản – TQ,VN, Triều Tiên và Cuba ) và bất cứ một chế độ nào cũng có khiếm khuyết riêng. Comedian nói đúng, bản chất của con người là man rợ, bất kỳ chế độ nào cũng vậy thôi. Và ở Mỹ hay bất kỳ nơi nào cũng có những vấn đề tương tự, quan trọng chỉ là mức độ.

    Trong vụ chất độc da cam, tớ xin khẳng định luôn : ” Dù người ngồi trong Nhà Trắng là ai, là Bush, là Obama hay thậm chí là tớ đi nữa 😀 thì tớ cũng không bao giờ để cái Toàn án Liên bang xử VN thắng kiện ! “. Mỹ chưa từng nhận rằng mình đã thua trong chiến tranh VN, chỉ có VN tự nhận là thắng thôi ( dù đúng vậy ), nhưng chúng ta là nước nhỏ nên chỉ biết rằng – hoặc là chấp nhận hoặc là chết vì đói nghèo như Triều Tiên hiện nay. Nói vậy thôi, nói về chính trị thì cãi nhau kinh lắm nên tớ muốn dừng lại, 2 comment dài lê thê trên kia là một ví dụ.

    1. Thì cái thời đấy là thời oánh nhau, đầu óc các ông chỉ toàn oánh nhau, rồi sang thời bao cấp thì ỳ ạch quá, để rồi đẻ ra một loạt thế hệ con người đầu óc toàn gian xảo, và khi mở cửa ra thì bắt đầu để cho chủ nghĩa cá nhân leo lên cao làm lãnh đạo qua con đường luồn lách. Ko rõ chính sách của ta được học trong trường cậu như nào, nhưng chính sách ngoại giao làm bạn với tất cả theo mình chưa bao giờ là 1 sai lầm, đó là 1 chính sách hết sức khôn ngoan mà nhờ nó mà VN mới phát triển và nâng cao đựoc vị thế như ngày hôm nay. Bên cạnh đó trước rất nhiều những đe doạ về an ninh chính trị từ cả phía Mỹ và Trung Quốc thì theo mình vẫn là khá khôn ngoan. Vẻ ngoài tỏ ra như là không có ý kiến gì, nhưng thực tâm những nhà lãnh đạo của ta vẫn luôn tìm cách ôn hoà nhất để giải quyết triệt để vđề biển đảo, và chuyện đó thì ko fải đơn giản khi TQ là nước lớn, nó mà cắt viện trợ, cắt hàng xuất khẩu sang VN thì VN đói ngay. Mà ko chỉ ở VN mới kêu gào đòi đảo và nhận đảo là của mình, dân TQ nó cũng tin sái cổ đảo là của nó, dân Philipines và Malay cũng vậy, ở đâu họ cũng tin = cả trái tim mớ đảo ở biển Đông là của mình, vậy nó là của ai thì chưa bao giờ có một đường biên giới chính thức được thé giới công nhận cả.

      Đúng, TT Mỹ mãi mãi là TT Mỹ, và mãi mãi vẫn sẽ hành động theo lập trường chung của liên minh tỉ phú Cộng hoà và dân chủ mà thôi.

    2. Và cũng đúng, chẳng có chế độ nào là chuẩn mực cả. Sự phát triển của Mỹ không phải là bằng chứng, chỉ đơn giản vì Mỹ ít trải qua chiến tranh, toàn nội chiến và không có chiến tranh xâm lược phá hoại, cơ sở hạ tầng ít bị phá hoại, chiến tranh thế giới thì bán vũ khí kiếm lời, nó cũng chưa bao giờ bị 1 thế lực bên ngoài nào cấm vận nó cả. Mỗi nơi có 1 hoàn cảnh và điều kiện khác nhau mà thôi

  3. Viết bài về The Comedian hay quá, tưởng là hiểu The Comedian theo ý mình mà hóa ra không cùng suy nghĩ lắm. Có thể là sau một thời gian nữa, em đi làm va chạm nhiều, nói chuyện với nhiều người có background khác nhau, hay ra nước ngoài thì suy nghĩ của em sẽ khác bây giờ hoặc có thể không. Điều đó không phải đúng hay sai mà là nhận thức của mỗi người thôi, có thể khác nhau. Rất tốt khi mình biết nghĩ về một cái gì đó thật nghiêm túc.

    Anh thì anh nghiêng về phía anh Phanxine hơn là quan điểm của em trong bài viết. Và bất hạnh như phanxine là anh nghĩ bây giờ suy nghĩ của anh cũng giống The Comedian chứ không trong sáng như suy nghĩ của em. Nếu em đọc những bài vui vui về xã hội ở blog cũ 360 của anh thì em sẽ biết anh như thế nào.

    1. Nếu anh đọc những bài cũ của em về xã hội trong blog này của em thì anh sẽ biết hồi trước em thế nào :). Hồi trước em giống hệt anh và Phanxine, và rất nhiều người mà em biết, hồi trước em đã từng là Comedian. Em đã đi làm rồi chứ anh :D, cũng làm ở nhiều nơi và tiếp xúc với 1 cơ số không nhỏ người đâu anh, kể cả là tiếp xúc cả với những người nước ngoài, cả trên mạng và ngoài đời. (như em nói ở vài entry trước, em vừa gặp 1 thằng bạn người Mỹ ở Hà Nội. Và trước đây, do chưa gặp nhiều người (nói trắng ra là hồi đấy em chả chơi chả quan hệ với ai cả) nên em đã từng như anh và Phanxine và vân vân 1 cơ số người khác. Nhưng kể từ khi em đi làm, va chạm nhiều, bức xúc nhiều, đọc nhiều những cái ở trên mạng như anh và Phanxine và 1 cơ số người khác hay viết, hay những thứ phản động cực đoan của bọn ở nước ngoài viết, em mới ngộ ra cách suy nghĩ, cách nhìn của em trước đây là sai lầm. Đất nước và xã hội đã có quá nhiều những người có cách nhìn cuộc sống tiêu cực rồi, quá thừa thãi rồi, và bây giờ họ cần những người biết hi vọng ngay cả trong hoàn cảnh tuyệt vọng, những người biết nhìn ra cả mặt tốt của kẻ xấu xa nhất, biết nhìn nhận sự việc khách quan để đánh giá cho chính xác tránh chủ quan và tránh để cảm xúc lấn át, biết nhìn thấy những điều lạc quan trong những hoàn cảnh bi quan. Theo em, đấy mới là những gì xã hội và đất nước Việt Nam mình cần ở 1 con người :). Và em thì đang sống đúng như thế.

      Chuyện xấu xa trong xã hội, chuyện hủ bại trong xã hội, như anh thấy trong entry mới nhất của em, em nhìn thấy hết chứ, nhưng như thế không có nghĩa là toàn bộ cái xã hội này nó đều hủ bại cả, vẫn có những người như anh và em, như Phanxine, như RWO, những người có tri thức. Nhiệm vụ của chúng ta không phải là buông thả như Comedian đã làm, mà là dám nhìn ra một hướng đi táo bạo, và dám cống hiến sức lực của mình một cách nhiệt huyết nhất cho xã hội, nhưng lại vẫn phải theo một cách khôn ngoan nhất.

      Em đã gặp và tiếp xúc rất nhiều người rất bất mãn khi ở VN, và 100% những người đó đều cho rằng ở VN thì chả bao giờ làm nên cơm cháo gì vì họ ko có đất để tận dụng tài năng của họ, kể cả những người trong gia đình, anh chị họ em cũng thế. Và bây giờ em muốn chứng minh điều ngược lại, em sẽ vẫn ở VN, có thể em sẽ đi học ở nước ngoài 1 thời gian, nhưng rồi em sẽ trở lại VN để cống hiến và thành công ngay ở mảnh đất VN này, để chứng minh cho những người đang bất mãn thấy nếu biết sống khôn ngoan, biết chớp thời cơ thì không ở đâu là không thể thành công cả.

      Điều này anh có thể đọc thêm ở entry Balan và Việt Nam của em trước đó, em đã trả lời 1 anh cũng có cùng suy nghĩ như anh và Phanxine. Vì cuộc đời bố mẹ em đã từng xuất phát từ con số 0, và nay gia đình em đã trở nên khá giả mà không một giây nào trong cuộc đời phải hối hận và xấu hổ với đồng tiền mình kiếm được, và cuộc đời bố mẹ em là minh chứng rõ ràng nhất cho vịêc dù ở Việt nam, dù làm ở cơ quan nhà nước, nhân viên quèn, dù không biết lươn lẹo, nhưng khôn ngoan và biết nắm lấy thời cơ, thì thành công luôn chờ đợi ở phía trước.

      Đấy là suy nghĩ của em 🙂

  4. Chính sách ôn hòa mà em ca ngợi dựa trên sự nhu nhược. Như em nói, vì nước ta nhỏ, nghèo nên chúng ta phải dùng chính sách. Nếu có thể, em có thể chứng minh vì sao Nhật Bản nhỏ hơn nước ta, ko có tài nguyên, thường xuyên gặp phải sóng thần, động đất mà họ ko nghèo để phải ôn hòa với tất cả? Hay gần hơn, nhìn Singapore vậy.

    Dù là thời nào đi chăng nữa, Việt Nam vẫn chưa 1 lần trở thành 1 quốc gia hùng mạnh đúng nghĩa. Chúng ta tự mãn, chúng ta thụ động là 2 điểm khiến cho chúng ta chẳng bao giờ phát triển.

    Về chuyện chính trị, công lý, đừng vội trách Mỹ gây ra cho Việt Nam nỗi đau da cam mà hãy nhìn lại cách chúng ta cư xử với chính chúng ta. Ko hiểu ai là người đã đem hóa chất tẩy sạch sân bay trên cao nguyên vốn là nơi trữ chất độc da cam? Ko phải Mỹ sao? Ko phải Mỹ vẫn tài trợ cho Việt Nam qua nhiều chương trình sao? Chúng ta đòi lại công bằng, nhưng phải nhìn lại thực tế, nếu chúng ta thắng kiện, chúng ta có đủ tiền để giúp những người bị chất độc da cam hay ko? Chúng ta ko thể nào thắng để thỏa mãn bằng sỉ diện, chúng ta đòi lại công lý, nhưng phải thực tế.

    Chúng ta cũng ko thể đòi Mỹ vừa thua kiện, vừa bồi thường tiền được. Vì sao, vì chiến tranh là do 2 bên, anh chết, tôi cũng chết. Anh bị thương, tôi cũng bị thương. Có trách thì trách chúng ta trở thành chiến trường cho 2 phe tư bản và xã hội chủ nghĩa giật dây. Những kiến thức lịch sử bây giờ tố cáo Mỹ là xâm lược Việt Nam, nhưng nếu em tìm đọc thêm 1 số tài liệu khác, cách nhìn của em có lẽ sẽ thay đổi.

    Anh ko ca ngợi Mỹ, nhưng cách sống và suy nghĩ của đại bộ phận dân Việt Nam mới chính là thủ phạm kéo lùi đất nước chứ ko phải ai cả.

    1. Không anh, anh lại mắc phải nhầm lẫn giống hệt Phanxine và Siriusstar khi nhận định về em rồi :). Em đọc rất nhiều, thậm chí chủ yếu là tài liệu của phản động chống phá, nên em biết thừa cái cách nhìn của một số người như thế nào.

      Chính sách làm bạn với tất cả các nước không thể nói là nhu nhược. Chính vì nước ta là nước nhỏ và nghèo, nên ta mới phải làm bạn với tất cả các nước, sự đối kháng chẳng làm nên điều gì tốt đẹp, cụ thể là như ta đã từng bị cấm vận, giữ được mối quan hệ hoà bình với tất cả các nước là có lợi cho tất cả các bên, và đó là chính sách khôn ngoan.

      Như đã có lần nói, Việt Nam trải qua hàng nghìn năm bị đô hộ, bị xâm lược, bị chiến tranh phá hoại, rồi ngay sau chiến tranh phá hoại là cả 1 thời kỳ dở hơi ngu dốt bao cấp làm cho trì trệ, rồi sau bao cấp lại cả 1 thời kỳ bị cấm vận vô lý, từ khi được cởi bỏ cấm vận đến nay, còn chưa được 20 năm, kinh tế thị trường còn quá non trẻ, kinh nghiệm lãnh đạo trong thời bình của các nhà lãnh đạo ngày nay còn kém và họ vẫn còn bị cái cách sống thời bao cấp làm cho ảnh hưởng nên vần còn vụng về, thậm chí sai lầm. Nhưng không phải vì thế mà mình bỏ cuộc không hi vọng vào các thế hệ trẻ hơn sau này. Chính bây h ngay trong chính phủ ta, những người trẻ hơn cũng đã có những dấu hiệu cho thấy sự tiến bộ, vậy tại sao ta không hi vọng cho một thời kỳ hoàn toàn đổi mới và phát triển toàn diện hơn về sau này?

      Ở đây chúng ta không trách Mỹ đã gây ra nỗi đau da cam, không ai TRÁCH Mỹ cả, mà đó là sự thật đang hiển hịên ra hàng ngày mà thôi. Đúng, Mỹ đã và đang tài trợ cho VIệt Nam rất nhiều, thế nhưng không thể vì thế mà chối bỏ trách nhiệm trả món nợ máu để kéo dài quá lâu như vậy. Chính phủ ta đã mất 1 thời gian quên mất họ, nay khi CP đã có nguồn động lực bởi những người đang đi kiện, thì CP vẫn hậu thuẫn, ủng hộ họ đến cùng. Công bằng mãi mãi vẫn là công bằng, dù thực tế có thé nào đi nữa. Và thực tế thì sao? Có kiện được đâu? Nó có cho kiện đâu? Thậm chí còn chưa có văn bản nào về những gì 2 bên sẽ phải làm, mà cứ ko cho kiện đã. Xong.

      Không thể nói chiến tranh là do 2 bên được, nếu cho rằng chiến tranh là do giật dây bởi 2 phe TB và XHCN là 1 cái nhìn tưởng như là khách quan nhưng theo em là sai lầm hoàn toàn. Cuộc chiến chống Mỹ xâm lược của VN là cuộc chiến hoàn toàn của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, lực lượng chủ yếu là nhân dân, và nếu không có sự ủng hộ tuyệt đối của nhân dân, sự tin tưởng của nhân dân, thì VIệt Nam đã không thắng. Tại sao lại không thể nói là Mỹ xâm lược khi mà máy bay của họ vần vũ trên bầu trời Vịêt Nam thả hàng tấn bom và chất độc hoá học chết người xuống đất nước Việt Nam? Tại sao không thể gọi là xâm lược khi hàng vạn quân lính của họ đổ bộ vào VIệt Nam và giết hại đồng bào ta một cách vô lối, để làm cho không biết bao nhiêu người mất gia đình đã tình nguyện đi theo quân Cách Mạng bất chấp ban đầu họ là người ủng hộ miền Nam, tại sao không phải xâm lược khi 1 tên lính Mỹ đeo trên cổ 1 chiếc vòng xâu toàn tai của những con người VIệt Nam, tại sao không phải xâm lược khi chúng ném bom Napal làm cho biết bao con người, kể cả trẻ thơ phải trần như nhộng chạy trong nước mắt? Tại sao không phải xâm lược khi họ cầm trên tay bộ da người Việt Nam và cười?

      Em biết anh đã đọc những gì để có cái nhìn như vậy, em cũng đã đọc rất nhiều những tài liệu như thế, và em vẫn cho rằng xâm lược là xâm lược, không gì chối bỏ được những quả bom phá nát Khâm Thiên. Tất cả những gì các nước XHCN làm trong chiến tranh VN là giúp đỡ về vũ khí, TQ và Lxô đều đã từng đề nghị để họ đưa quân sang tiếp viện, nhưng Bác Hồ đã một mực từ chối, vì đây là cụoc chiến của riêng nhân dân Việt Nam, họ ko có quyền can thiệp. Và chính vì những tài liệu kiểu như vậy, như là đây là cuộc nội chiến, rồi chiến tranh ý thức hệ, rồi blah blah, tất cả đều là những lập lụân theo kiểu đánh lạc hướng, đánh trống lảng, một thủ thuật dẫn dắt người đọc lắt léo mà em đã được học và đọc qua rất nhiều những tài liệu như vậy, khiến cho người đọc quên đi mất những sự thật đã quá rõ ràng rằng Mỹ đem bom ném ở Việt Nam, và nếu đó không gọi là xâm lược, thì không còn từ nào có thể diễn tả hết được nữa.

      Anh, hãy đọc lại những gì em viết với Siriusstar và Phanxine. Em đã từng là The Comedian. Em đã từng rất bất mãn chế độ này, em đã từng như anh và họ bây giờ. Nhưng phải cám ơn những tài liệu mà anh vừa recommend em đọc, vì em đã đọc chúng rất nhiều, từ rất nhiều nguồn, chính nhờ chúng mà em đã hình thành quan điểm như ngày nay chứ không phải theo hướng như anh nghĩ đâu anh, vì với mỗi loại lập luận kiểu đó, em vẫn luôn có cách để phản bác và bảo vệ cho lập luận của em. Nếu em bị cuốn theo những lập luận kiểu như vậy, thì em đã thừa nhận chiến thắng vang dội của Mỹ vào “tinh thần” và “tri thức” của mình mất rồi.

      Anh không ca ngợi Mỹ, nhưng những gì anh đã và đang nghĩ như bây giờ, chính là một sự ca ngợi không bằng lời đối với họ mất rồi. Nếu có suy nghĩ gì đang làm chậm bước tiến của Việt Nam, thì ấy chính là những suy nghĩ bất mãn, những suy nghĩ về thất bại, những suy nghĩ về sự kém cỏi. NẾu đúng đại bộ phận nhân dân VỊêt Nam mà có suy nghĩ kéo lùi đất nước, thì vậy tại sao anh em ta lại gặp nhau? Tại sao em lại gặp Siriusstar, phanxine, rwo, và rất rất nhiều những người em quen biết nữa?

  5. có khi nào em nên tự đặt mình vào hành động chứ ko chỉ ngồi nói về những kì vọng vào thế hệ lãnh đạo trẻ tương lai ko em, nhận thức một cách đúng đắn là điều vô cùng cần thiết nhưng chỉ bằng lời nói thôi thì chưa đủ em ạ. Hãy dám đứng lên thay đổi những điều gần em nhất , chí ít là môi trường đại học của em thôi. Nơi mà đã có ko ít những vấn đề đáng để quan tâm và đáng để đứng lên đòi quyền lợi cho chính bản thân mình. Anh may mắn hơn nhiều người trẻ khác là anh ko cần tự mình tìm hiểu cũng có thể có dc một cách nhìn chính xác nhất về cái xã hội mà mình đang sống. Anh chỉ muốn nói với em rằng con người ta có nhiều cách để thể hiện sự “khôn ngoan” và “nắm lấy thời cơ” .Không có ai tin mình là người xấu cả cho dù theo nhiều người khác thì họ vô cùng xấu xa, và cũng chẳng có một cái chuẩn mực xã hội nào là luôn đúng cả. Em có dám đứng lên chứng minh chuẩn mực của em là đúng ko, anh chờ đợi điều đó ở em .

    Ở đâu cũng vậy, luôn có những con người có khát vọng thay đổi, có niềm tin, nhưng xã hội nào thành công là xã hội tìm ra được lãnh tụ dẫn dắt những người đó. Và lãnh đạo ở chỗ đưa ra hành động chứ ko phải bằng lời nói .Hãy thể hiện lý tưởng của mình bằng hành động em ạ, biết đâu sau này trong số em và những người đồng chí hướng lại xuất hiện một Lý Quang Diệu của việt nam thì sao.

    1. Đúng anh, em luôn đặt mình vào hành động chứ, chính thời điểm hịên tại em đang không ngừng cố gắng để thay đổi từ những người thân thiết như bạn bè, người thân…, thực sự xắn tay áo lên lăn xả vào cuộc đời để thấy, để hiểu và để cống hiến thực sự. Mỗi ngày trôi qua là 1 ngày em trải được cuộc sống thêm 1 chút, và em làm được nhiều hơn 1 chút cho xã hội.

      Cá nhân em không có lý tưởng gì cao xa, đây chỉ là đôi dòng quan điểm cá nhân. Em không mong trở thành lãnh đạo, vì em tự biết em là người như thế nào và có những khả năng gì. Nhưng chính vì thế em lại càng luôn cố gắng hết mình để cống hiến cho xã hội, để thay đổi xã hội từng bước một. Và em tin em không phải người duy nhất đang làm những đìeu đó, còn có anh, còn có Việt Anh, còn có những đứa bạn của em, thay đổi là điều tất yếu, nó sẽ xảy ra không sớm thì muộn, với điều kiện tất cả chúng ta đều phải cùng cố gắng và giữ vững niềm tin vào mục đích của mình mà thôi.

      Một ngày nào đó sẽ có Lý Quang Diệu của Việt Nam, có thể không phải em, nhưng sẽ là bạn bè em, biết đâu lại là anh thì sao 😀

  6. anh nghĩ em chưa có từng giống anh hay sirius đâu. Là em nghĩ vậy thôi. Gặp những người nước ngoài ở Việt Nam thì em vẫn ở trong nước thôi. Em nên đi du lịch xa hơn, châu Âu chẳng hạn, đi nhiều thấy nhiều, chứ còn vẫn ở trong nước… e hèm… cũng như chỉ đọc sách, đọc blog, đọc internet, blog phản động hay không phản động… cũng chỉ là những thứ mang bias của người khác.

    àh, em có biết là những người đứng đơn kiện trong vụ kiện chất độc màu da cam đều là người Bắc? OK, vẫn biết là họ đều là lính vào Nam chiến đấu, nhưng, come on, rải thảm bom đó nhiều nhất là ở miền Nam.

    Đòi công lý, nhưng có công lý không ngay cả với những người được cho đi kiện và những người không được cho đi kiện.
    🙂

    1. Rồi em sẽ đi, bây h thì chưa, em sẽ nhìn thấy nhiều hơn, học được nhiều hơn, nhưng với em, như thế cũng sẽ chỉ là để biết thêm, mở mang tầm mắt, mở mang đầu óc, chứ không có nghĩa là vì nước ngoài hơn nước mình mọi mặt, nghĩa là nước mình kém cỏi. Em sẽ đi trong vài năm tới để học cái em muốn học, và sẽ trở về VN để sử dụng những cái đã học được cống hiến ngay tại đây, chứ sẽ ko ở lại đó.

      Nhưng như em đã nói, những người có quan điểm như anh, như Sirius, quá nhiều trong xã hội này rồi, và em muốn chứng minh cho các anh thấy, xã hội này cần những người biết nhìn ra cái sáng sủa như em, sẽ làm việc và cống hiến ngay tại đất nước VN này.

      Em không chỉ đọc, ko chỉ nghe, mà còn gặp, tiếp xúc, quen, nói chuyện, với nhiều loại người, mỗi người mới gặp, dù họ thế nào, thì chính họ lại là viên gạch xây nên quan điểm của em như bây giờ.

      Vì thực sự, em đã từng như anh và sirius đấy, vì gia đình em đã từng có 1 thời không thể ngóc đầu lên nổi, từng sống hết sức khổ sở, bị chèn ép nhiều, là nạn nhân của những sai lầm vớ vẩn của lãnh đạo. Nhưng bây giờ thì sao?

      Họ là người Bắc thì sao? Lẽ nào người Bắc thì đâm đơn kiện vụ da cam này thì không hợp lý? Lẽ nào họ ko fải người Việt Nam có lòng trắc ẩn với đồng bào mình? Em chưa từng có suy nghĩ người Bắc thì thế này thế kia, người Nam thì thế này thế kia, Việt Nam là Việt nam, chỉ có 1 Việt Nam mà thôi. Và dù người đi kiện có là người Bắc, Nam, Trung, thì họ vẫn là người con đất Việt.

      Có lần em từng nghe 1 câu “Đừng đòi hỏi người ta cho mình công lý nếu chính mình cũng chả có công lý” do một người nói với những người đi kiện vụ da cam. Thật buồn cười vì có lẽ chính những người đang đi kiện đó mới là người fải nói câu này, khi cái nơi suốt ngày đòi hỏi ngkhác fải nhân quyền thì chính mình cũng coi thường cái quyền đó. Ở đâu cũng có bất mãn cả thôi, ở đây ta bất mãn cái này, sang kia ta lại bất mãn cái khác, chỗ nào cũng có hủ bại, cũng có sai lầm. Quan trọng là ta deal với nó như thế nào, trở thành 1 viên gạch tốt để xây 1 ngôi nhà tốt, hay tự tạo ra sự đối kháng để cái nhà mãi mãi không cao hơn đựơc.

      1. không em, anh nói rồi đó, người Bắc hay người Nam kiện thì cũng thế, nhưng tại sao chỉ có người Bắc đi kiện mà người Nam không đi kiện. Vì người miền Nam không đi kiện, hay không được đi kiện, hay không được phép đi kiện? Nếu họ đều là người Việt Nam thì tại sao người miền Nam không được sự ủng hộ cho đi kiện 🙂
        (nhân tiện, em có biết NN mình ‘ủng hộ’ vụ kiện này bằng hành động cụ thể nào không, hay chỉ đứng ủng hộ bằng cách vỗ tay và thở dài thôi?)

        Vì sao Toà án Mỹ họ bác đơn, bởi họ thấy rằng đây không phải là một vụ kiện đòi công lý. Bởi như anh nói đó, làm gì có công lý khi những nạn nhân phải sống trong môi trường bị nhiễm độc ở miền Nam thì lại không được mở đường cho đi.

        Và anh nói rồi, em không như anh hay siriusblack thôi. Là do em nghĩ thôi. Gia đình anh chưa bao giờ là nạn nhân của những sai lầm vớ vẩn gì cả. Thời xưa nghèo thì ai cũng nghèo và anh nói thật với em là hồi xưa anh thấy rất hạnh phúc với cuộc sống của mình. Gia đình anh chẳng có gì mà không ngóc đầu lên được. Anh có được mọi thứ cũng bằng sức của mình thôi. Ngay cả tới bây giờ, cả anh hay gia đình anh đều không có bị đày ải, chèn ép gì cả. Vẫn sống hạnh phúc vui vẻ. Nhưng sự bất mãn không đến từ quyền lợi của bản thân mà bắt nguồn từ việc nhìn những người sống xung quanh mình em ạ.

        Quan điểm chính trị là điều khó thay đổi chỉ bằng lời nói hay khuyên nhủ nên anh cũng không tiếp tục tranh luận với em về điều này. Thế nhưng, như anh nói, khi nào em đi ra thế giới thì em sẽ thấy.

        Anh không ca ngợi nước Mỹ hoàn Mỹ. Ở đâu trên thế giới cũng đầy rẫy bất công cả. Thế nhưng anh tự hỏi, vì sao ở cái đất nước mà chúng ta luôn được dạy là đầy bất công, người nghèo không đất sống, rằng a b c chắc em có thể điền vào chỗ trống này, người ta lại có những điều rất quan tâm đến con người như thế: đi đâu cũng thấy biển hiệu ‘ưu tiên cho người tàn tật’, lối đi vào các công trình công cộng đều có lối đi dành cho xe lăn, xe bus có chỗ dành riêng cho người tàn tật, có lối đi riêng, ai cũng phải dành sự tôn trọng cho những người bất hạnh hơn người khác đó. Em có thấy người tàn tật được tư do đi lại ở Việt Nam, có thấy lối đi dành riêng cho họ, có thấy ở những nơi côngg cộng có không gian dành cho những người bị thua thiệt này không? Hay những người tàn tật hầu như không có mặt ngoài đường vì quá nguy hiểm cho họ khi ra đường?
        Đó chính là nhân quyền – là quyền được sống một cách bình thường dù thân thể ta có thể không lành lặn.
        Ở cái đất nước đầy những thứ tồi tệ xấu xa này, sinh viên nghèo có thể đi học bởi có những chính sách hỗ trợ của nhà nước, chứ không phải như ở nhà ta, bộ trưởng bộ giáo dục, phó thủ tướng chính phủ đề nghị tăng học phí và trả lời báo chí khi bị hỏi ‘thế còn sinh viên nghèo’ rằng ‘đôi khi chúng ta cũng phải hy sinh, nếu không có tiền thì đừng đi học’ và khi bị đăng lên báo thì nổi điên lên nói báo bôi nhọ mình, đòi kiện, và phát hiện ra nhà báo có ghi âm lại thì thôi, cho chìm xuồng luôn…

        nước Nhật sau vụ bom nguyên tử đã thành cường quốc trong bao nhiêu năm?
        VN đã qua chiến tranh đủ lâu chưa để trở thành cường quốc? Tại sao chúng ta vẫn cứ lẹt đẹt ở trong danh sách những nước thứ ba?

        CUối cùng, như anh nói ở trên, em vẫn cứ giữ vững lập trường cũng không có gì sai cả. Thế nhưng càng sớm mở rộng tầm mắt ra bên ngoài thì sẽ càng bớt cay đắng thôi 🙂

        1. Chuyện người Nam không đi kiện hay ko được đi kiện hay thế nào đó em ko nghĩ có bất cứ lý do gì để không đựoc đi kiện cả, mà là họ không thể đi kiện. Nếu không những hành trình cam xuyên Việt thăm nom các gia đình nạn nhân của các tổ chức đã không tới được với họ. Hơn nữa, những người đi kiện chủ yếu là đại diện của các tổ chức nhân đạo cùng 1 số nhân thân các gia đình nạn nhân, chứ toàn bộ họ thì điều kiện đâu mà tới tận nước Mỹ xa xôi kia để kiện?

          Việc toà án Mỹ bác đơn, đơn giản vì nếu họ cho kiện, họ sẽ thua chắc, và không đời nào họ để cho quyền lợi của mình bị xâm hại, chuyện dễ hiểu thôi mà anh. Và nếu thực sự người Mỹ ko nghĩ đây là 1 vụ kiện đòi công lý, thì đã chẳng có những đại diện cựu binh Mỹ gửi thư phản ứng trước quyết định bất công này đâu anh.

          Chính vì nhà em từng là nạn nhân của nhiều chính sách sai lầm, và đã từng hết sức bất mãn vì quyền lợi cá nhân, nên khi lớn lên trong những môi trường như thời cấp 3 thì em lại càng trở nên bất mãn khi em nhìn thấy xung quanh mình đầy rẫy những bất công. Em từng thấy cô giáo tát học sinh trong lớp hàng ngày và không một ai trong lớp dám báo cáo chuyện này với thầy chủ nhiệm, trừ em. Em từng hết sức chán nản khi bạn bè em bị một nhóm côn đồ bao vây đánh đập mà xung quanh chẳng ai can thiệp. Những mặt trái của xã hội em thấy từ rất sớm vì em được dạy để đau nỗi đau của người khác hơn của mình.

          Em không phê phán nước Mỹ chỉ toàn những thứ tồi tệ xấu xa. Nước Mỹ là 1 nước phát triển vượt bậc nhất thế giới, không ai có đủ trình độ để phủ nhận sự thật hiển nhiên đó. Và chính nhờ thế, họ văn minh tiến bộ hơn chúng ta rất nhiều, về mọi mặt, từ cách suy nghĩ, văn hoá đến tri thức, và như anh nói, cách yêu quý con người, dù họ là những người kém may mắn hơn. Nước Mỹ là một đất nước đáng khâm phục về nhiều mặt, đáng học hỏi nhiều mặt, và chính bản thân em cũng sẽ đi học ở Mỹ trong tương lai gần, và đưa những thứ học được từ đó để về giúp xây dựng Việt Nam.

          Nhưng rõ ràng cái gì cũng có 2 mặt của nó. Cái em phê phán là cái cách chính phủ họ đối xử với các nước khác, luôn tự coi mình là hình mẫu chuẩn mực và ép các nước khác fải theo mình, dù chính mình cũng có những vấn đề mà còn lâu mới giải quyết được. Họ tự cho mình cái quyền phán xét, đánh giá người khác dù chính họ còn chưa hoàn hảo. Họ tự đặt mình ở vị trí cao nhất thế giới, tự cho mình quyền coi thường các nước khác và ra lệnh cấm vận nọ kia với nước khác, tự cho mình quyền ko quan tâm tới Liên Hiệp Quốc, và mặc kệ một số cuộc họp và ký các văn bản quốc tế quan trọng mà họ thấy quyền lực của họ sẽ bị lung lay.

          Cái về nước Nhật và Việt Nam anh có thể đọc reply của em cho bài của anh Sirius.

          Và tất nhiên, em sẽ đi sớm, để mở rộng tầm mắt, và vẫn sẽ giữ vững lập trường, vì với em, mỗi khi có được cái nhìn mới về thế giới, là khi em tự tăng thêm kiến thức và hiểu biết để làm vững chắc hơn những lập luận bảo vệ cho lập trường của mình. Có thể giờ đây em vẫn còn luẩn quẩn, nhưng với em thì em đang trải nghiệm trực tiếp, chứng kiến trực tiếp những mặt trái đó mà thôi. Và đương nhiên, chả có ai lại cho rằng quan điểm của mình là sai trái cả, thậm chí còn cho rằng nó đúng đắn hơn tất thảy người khác :)), nên dù có chuyện gì xảy ra, thì quan điểm của em sẽ chỉ càng được củng cố hơn mà thôi.

  7. Có bao giờ em tự hỏi, tại sao mỗi khi được hỏi về nguyên nhân VN tụt hậu người dân ta (kể cả anh trong nhiều lúc) thường trả lời rằng nước ta trải qua chiến tranh phá hoại blah blah blah hàng chục năm rồi có nền kinh tế bao cấp, rồi lãnh đạo chưa đủ kinh nghiệm quản lý blah blah blah mà không tự thấy rằng nguyên nhân ở chính con người chúng ta. Chúng ta luôn đổ lỗi cho khách quan trước khi đổ lỗi cho chính chúng ta. OK, thời bao cấp là sai lầm của nhiều cá nhân, nhưng thời đó cũng qua 20 chục năm rồi, tại sao bây giờ tuy vẫn phát triển vượt bậc nhưng lại lệch lạc và chả có cái nào đi đúng hướng bình thường của nó?? Tại cái gì và tại ai??

    Còn chuyện một người có thể làm giàu và sống tốt qua thời bao cấp ở VN thì đúng. XH có người này người kia, không phải ai cũng lươn lẹo để vươn lên. Nhưng cho dù họ có lươn lẹo để vươn lên thì đó cũng là nỗ lực cá nhân của họ để tồn tại và phát triển trong một xã hội lệch lạc và nỗ lực đó cực kỳ đáng tôn trọng một khi họ không đẩy ai vào đường cùng hay không giết chết ai. Tuy vậy, cũng có những lúc họ phải “thỏa hiệp”. Sự thỏa hiệp đó là đường hướng phát triển theo mong muốn của nhà cầm quyền chứ không phải do ý muốn của cha mẹ em, và như thế nó không phải là hướng phát triển thẳng đường và bình thường. Nhiều khi cha mẹ em không nói hết với em những nỗi bất mãn mà họ có.

    P.S: ngay cả cái cách em nói tài liệu phản động để chỉ những tài liệu trái với định hướng của chính quyền thì anh biết chắc là suy nghĩ em không giống với anh và phanxine rồi. Như thế nào là phản động? Phản động có giống với toán học là nếu xét ở hệ quy chiếu này thì nó là phản động nhưng xét ở hệ quy chiếu khác thì nó là bình thường không?

    Nói chung là em cứ giữ vững quan điểm của em như cũ, chả có gì tai hại cả, một khi mình không có mục đích xấu thì việc làm sẽ không xấu.

    1. Có chứ anh, đặt câu hỏi chứ, bao cấp là 1 chuyện nhưng anh, thử hỏi 1 đất nước bị cấm vận trong suốt mười mấy năm liệu để phát triển lên 1 cách bình thường được ko? Hơn nữa, sai lầm của thời bao cấp ko chỉ để lại hậu quả ở thời đó rồi thôi, mà nó còn để lại hậu quả đến tận bây giờ. Khi con người sống trong thời đó, họ đã bị tôi rèn những tính xấu khó bỏ để đến khi đất nước mở cửa thì nó đã trở thành chủ nghĩa cá nhân, ai cũng chỉ biết thủ lợi cho riêng mình mà quên rằng định hướng đầu tiên từ thời Bác Hồ là định hướng cho một xã hội sống vì cộng đồng chứ không tư lợi cấ nhân. Vì thế trong hệ thống lãnh đạo đất nước đã bị sâu mọt rất nhiều những con người không thể giữ được ham muốn cá nhân của mình mà làm phương hại đến lợi ích quốc gia. Và vì thế đất nước đang đi lệch lạc rất nhiều thứ, dù không phải tất cả.

      Tại ai khi từ bậc tiểu học chúng ta đã có thói quen cố gắng giúp cho tất cả mọi người đều được vào Đội – tổ chức tập hợp những người ưu tú nhất trong trường học, khi từ bậc trung học chúng ta có thói quen kết nạp Đoàn bừa bãi không cần biết người đó liệu có đủ tiêu chuẩn hay không, tại ai khi cơ chế kết nạp Đảng quá xô bồ và quan liêu khiến sâu mọt dễ dàng trở thành Đảng viên và lên làm lãnh đạo.

      Mẹ em vừa đi làm về, kể về việc bầu lại chi bộ Đảng ở cơ quan. Không rõ vì lý do gì mà danh sách đề cử những người đã tốt nghiệp chính trị cao cấp lại được đặt ngang hàng với những người mới chỉ sơ cấp, thậm chí có người còn bị gạt ra, có người mới chỉ sơ cấp nhưng lại được cho vào danh sách cao cấp. Khi mẹ em muón có ý kiến thì mọi người đều bảo ko nên. Vậy là tại ai khi từ cấp chính quyền thấp nhất là ở các cơ quan công sở mà khi thấy sai trái không ai dám lên tiếng? Nếu một tập thể không dám lên tiếng về bất cập thì tiếng nói cá nhân đâu có trọng lượng? Nhưng mẹ em đã nói đấy, và danh sách đó đã phải sửa đổi rồi đấy, dù mẹ em là người bị ghét nhất trong cơ quan. Vậy đó có phải là sự thoả hiệp của mẹ em không? Em chưa nói với anh rằng, cả bố mẹ em đều là những người không bao giờ im lặng trước bất cập, luôn tích cực phê phán, thậm chí là khá mạnh mẽ, và dù không phải quyền cao chức trọng, nhưng chưa bao giờ bố mẹ em bị bất cứ một áp lực nào để gặp khó khăn trong công việc (trừ những đồng nghiệp xấu tính mất quyền lợi vì điều đó luôn tìm cách hãm hại).

      Bố mẹ em đầy bất mãn chứ, chuyện ở cơ quan ngày nào bố mẹ em về cũng kể chứ, những sai lầm trong chính sách cơ quan, sử dụng người vô trách nhiệm, đầy rẫy chứ, nhưng bố mẹ em không ngồi yên mà luôn đấu tranh. Và anh biết tại sao cho tới giờ bố mẹ em vẫn giúp cho cả gia đình có 1 cuộc sống đầy đủ mà không gặp khó khăn gì không? Đấy là vì dù lên tiếng phê phán bất cập, nhưng những phê phán đó là những phê phán mang tính xây dựng và góp ý, là những phê phán mà kết quả của nó bao giờ cũng là kết quả tốt. Vì thế bố mẹ em luôn được lãnh đạo cơ quan quan tâm và tôn trọng.

      Đối với em phản động tức là chỉ xoáy sâu vào những sai sót của chính quyền, chỉ trích cật lực, và lấy đó làm lý do để cho rằng cần thay đổi thể chế, phủ nhận hoàn toàn những thành tựu mà chính quyền đạt được trong suốt ngần ấy năm, phủ nhận tất cả những thành công, phủ nhận tất cả những mặt tốt, hoặc nếu không phủ nhận, thì sử dụng thủ thuật lập luận lắt léo để xuyên tạc thành tựu hoặc những việc tốt thành những thứ tồi tệ, và tiếp tục xoáy sâu vào đó để đòi phá bỏ tất cả. Phản động không giống toán học đâu anh. Nó là “Một cây làm chẳng nên non, 3 cây chụm lại nên hòn núi cao” là “Khôn ngoan đá đáp người ngoài, gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”. Phản động là không những không đóng góp cho đất nước được cái gì, hoặc chả cần biết đất nước đã làm được những gì, chỉ cần biết ngồi chửi loạn lên bất cứ cái gì sai sót của chính quyền 1 cách vô lối và kì thị ý thức hệ. Phản động là bỏ qua tất cả sai lầm khuyết điểm của nước ngoài rồi lấy đó làm chuẩn mực cho rằng PHẢI như thé thì mới thành công, mới phát triển. Phản động là không những không góp đựơc gạch để xây dựng và sửa chữa, mà chỉ muốn cầm búa phá tan nát nó ra.

      Phản động không phải trái với định hướng chính quyền, mà là tỏ ra bất hợp tác với chính quyền trong việc xây dựng đất nước, nhất mực rằng chính quyền làm gì cũng sai, cái gì cũng 100% tại chính quyền, 100% tại Đảng.

      Không phải tự nhiên mà khủng hoảng kinh tế toàn cầu rồi người ta mới biết đến cái tên Madoff, không phải tự nhiên mà có cuộc tuần hành phản đối G20. Vì họ cũng sai lầm, họ cũng có khuyết điểm, thậm chí là khuyết điểm nghiêm trọng là khác. Và vì ở nước họ, người nghèo vẫn chết hàng ngày vì đói và không có trợ cấp y tế. Và vì người Mỹ vẫn chết vì súng, người Thái vẫn thay Thủ tướng mỗi 6 tháng, người Anh phải đóng thuế để nuôi Nữ Hoàng, người Nhật không được đón tết nguyên đán, người Ý sống chung với Mafia…. Cái gì cũng có cái giá của nó và mặt trái của nó. Chúng ta có sự xuất phát khó khăn hơn họ và trước khi mở cửa, chúng ta đã tự chuốc cho mình quá nhiều kẻ thù, để khó khăn càng khó khăn hơn, và vì sau cơn đói, người ta muốn ăn nhiều hơn bình thường, và dần dần làm lu mờ ý nghĩa gốc của từ “xã hội chủ nghĩa” – hướng tới xã hội và cộng đồng.

      Quan điểm của em đương nhiên luôn vững vàng. Em là thế hệ trẻ, em có quan điểm của riêng mình để giúp đất nước tiếp tục phát triển và em sẽ cùng các bạn em đưa sự phát triển ấy dần đi vào đúng đường ray hợp lý. Trong kiến trúc, bọn em được học cách biết tận dụng, trùng tu các kiến trúc cổ để trên cơ sở ấy xây dựng nên những ngôi nhà mang kiến trúc hiện đại và vững chắc, đó chính là nguyên lý của toà nhà đẹp nhất thế giới năm 2008. Quan điểm của em là vậy đấy.

  8. một điều nữa, anh và siriusstar trở thành con người hôm nay vì tụi anh nhìn thấy tận mắt nhiều, trải nghiệm nhiều. Làm sao em ngày xưa mày giống tụi anh được. Em nghĩ, vì em bất mãn chế độ là em giống bọn anh? Anh không nghĩ anh và siriusstar bất mãn chế độ. Đơn giản là khi thấy mặt trái của sự việc từ xa, người ta thấy rõ hơn. Em chưa bao giờ đi ra xa để nhìn sự việc để nhìn thấy mặt trái của nó nên những gì em thấy và cho rằng em t=đã th6ý mặt trái cũng chỉ loanh quanh luẩn quẩn mà thôi 🙂

    Cheer up!

  9. Anh và anh phanxine không hề phản bác quan điểm của em, không hề cho là quan điểm của em sai. Bọn anh chỉ chứng minh cho em thấy, theo những gì em viết từ đầu đến giờ, chưa bao giờ quan điểm của chúng ta giao được với nhau ở đâu cả. 😀 Và chưa chắc bọn anh đúng em sai và ngược lại. Không bao giờ có ranh giới đúng sai rõ ràng giữa nhận thức cả. Mỗi người vì một hoàn cảnh mà có nhận thức riêng biệt thôi.

    1. không anh, em ko cho là thế :D, một khi nó đã là quan điểm, tức là nó mặc nhiên đúng đối với cá nhân mình, và lẽ dĩ nhiên ta phải bảo vệ quan điểm đó bằng lập luận trước quan điểm ngược chiều lại song song với việc tiếp thu phần nào đó của quan điểm của họ để hoàn thiện quan điểm của mình, và phải nói là em rất vui vì entry này của em đã có được cực kỳ nhiều những comment có thể nói là vô cùng bổ ích, thành ra 1 cuộc tranh lụân không hề gay gắt căng thẳng mà trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau hết sức quý giá. Trong khi tranh luận với mọi người em cũng đã mở mang cho mình được nhiều điều hết sức tuyệt vời, và cũng là 1 bài tập tôi luyện khả năng lập luận vấn đề của mình :).

      Rất cảm ơn tất cả mọi người, vui ko tả nổi, 😀 (cộng thêm là pageview nhờ thế tăng vù vù, hehe)

  10. Thật vớ vẩn.VN chưa hề lên CNXH mà chỉ ở giai đoạn “quá độ đi lên”.Ông nào dám phát ngôn thẳng toẹt chỉ trích CNXH thế???
    Còn về vấn đề báo chí ,nixon bị phanh phui nhưng đúng lúc không? Cũng ngang với PMU 18 của VN thôi :”>.
    Bloger đòi chống TQ.Nếu bây giờ các blog biểu tình đòi chống trung quốc , biểu tình trước các đại sứ quán thì làm được gì? Họ có ở trên bàn chính trị hay cầm súng ra chiến trường không?
    Vn nhiều nhũng nhiễu nhưng ai dám nói nó không phải là nước hoà bình và an toàn bậc nhất.
    “phản động”-có thể từ ngữ chưa chính xác nhưng chắc chắn ai cũng hiểu từ này đang-nói-đến-cái-gì.Đọc comment của 2 bác trên đủ thấy 2 bác quá bất mãn về chế độ hiện thời của chính phủ VN.Nhưng 2 bác đóng góp gì cho Vn ngoài phê phán và “kích động”, làm lệch “tư tưởng”.Ngu ngốc.Close topic hen sịp len.

    1. Không phải đóng lại làm gì đâu anh :), bài viết chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của em, cũng như comment là thể hiện quan điểm cá nhân của các anh chị ấy, ta phải tôn trọng, lắng nghe và cùng tranh luận, phân tích với họ thẳng thắn thì mới hiểu nhau được. Cũng như việc em để nguyên bài viết này mở là để sẵn sàng đối mặt, đón nhận với bất kỳ quan điểm nào, kể cả là đối nghịch với em, cốt để tiếp thu những quan điểm của họ, hiểu họ, và từ chính những phân tích của họ để tiếp tục củng cố thêm lập trường của mình mà thôi. Nếu ta đóng lại, hay xóa comment, chẳng hoá ra ta thừa nhận lập trường của mình không đủ vững chắc để đối chất? Tất nhiên phải loại trừ những comment mang tính khiêu khích kích động dùng từ ngữ nặng nề kì thị thôi. 🙂 Cám ơn anh đã ghé qua comment :).

      Còn chuyện chủ nghĩa xã hội, nếu ta chú ý quan tâm tới môn triết học ở trường đại học, thì sẽ biết, chính Marx là người đã nói rằng, để hoàn thiện được chủ nghĩa xã hội thì không thể nào bỏ qua giai đoạn tư bản (ý nói mô hình kinh tế) để tích luỹ và gây dựng. Những gì nước ta đốt cháy giai đoạn đều đã được thừa nhận là sai lầm, và hịên đã bắt đầu dần đi đúng vào con đường của mình. Vậy bất kể ai có nói gì về CNXH cũng ko đáng để ta quan tâm, vì đó chỉ là những đánh giá định kiến kì thị dựa trên hiểu biết sơ lược mà ko nhìn nhận khách quan khoa học.

  11. Tui là nguời miền nam,
    Dân miền nam và dân miền bắc, hay miền trung, thì chất độc da cam nó chừa ra hả, bộ dân miền nam nhiễm chất độc thì con cái đỡ dị dạng hơn chăng? Đi kiện mang tầm quốc gia, sao còn chú ý đến khẩu ngữ nguời miền nào, không lẽ ở tòa án, ông miền nam lên kêu: “chời ơi chất độc này nó làm tui khổ, con tui khổ, bần cùng hông sao tả xiết, mấy nguời này ác dzì mà ác nhơn ghê đi à, làm con người ta hổng ăn nên làm ga dzì hết chơn á…” , khi ổng nói vậy nó hay hơn một khảu ngữ hà nội hay miền bắc à. hay khi dịch ra cũng là những thống khổ như nhau.
    Ba tui cũng bị nhiễm một tí xíu da cam, nên chị gái tui chân 6 ngón. Tui thấy bao nhiêu đứa ở xóm tui ngơ ngơ ngẩn ngẩn quặt quà quặt quẹo rồi. Bộ đi kiện một tấm thảm kịch còn đi phân biệt nam bắc sao, mà thật ra cựu chiến binh miền bắc vào nam lấy vợ sinh con và những đứa trẻ da cam ra đời là nguời miền bắc cơ mà.
    Nam hay Bắc, thì nỗi bất hạnh ko khác j nhau cả.
    Nước Mỹ, đầy dẫy bất công, cũng như chế độ mình vẫn còn bất cập, sao ko học tập, sao ko làm việc để nó khá hơn.
    Ngồi đó chê bai mà ko làm j, tui thấy vô nghĩa lắm.
    đóng lại đi sịp len, làm entry khác câu khách típ đi:D

    1. Như mình đã nói ở trên, nếu đóng topic lại, nghĩa là mình thừa nhận lập trường của mình không đủ vững vàng để đối mặt đối chất với các luồng quan điểm trái chiều. Chính vì thế mình muốn để nguyên như vậy, sẵn sàng tranh luận với bất cứ ai muốn tranh lụân một cách tôn trọng và thẳng thắn, khoa học, để chứng minh được sự vững chắc lập trường của mình thôi :).

      Mình cho rằng ở đâu cũng vậy thôi, cái xấu và cái tốt luôn song hành với nhau, đối nghịch nhau nhưng cũng bổ trợ cho nhau, khiến cho xã hội luôn cân bằng. Bất kỳ thể chế xã hội nào cũng vậy thôi, có mặt tốt mặt xấu của nó, không cái nào nhiều hơn cái nào, Mỹ không tốt hơn Việt Nam cũng như Việt Nam không tốt hơn Mỹ, cái xấu không nhiều hơn cái tốt và cái tốt cũng không chiếm thế thượng phong. Bao giờ chúng cũng hoà quyện với nhau, trao đổi, đối kháng với nhau, có thể vị thế thay đổi theo thời gian và không gian, nhưng sẽ luôn giữ thế cân bằng. Ấy là lý do vì sao người Á Đông có thuyết Âm Dương là vì vậy.

  12. Great!!! O_O
    Em bỏ ra cả buổi trưa không ngủ chỉ để đọc những tranh luận này. Thật sự rất tuyệt vời!! Nếu anh thấy em quá trẻ con vì hứng thú quá mức với mấy bài chính trị kiểu này thì em cũng ko phản đối vì em còn là trẻ con thật nên mới cần những bài viết thế này để xây dựng quan điểm của mình!!

    Hôm nay ở lớp học thêm văn thi thử có câu phân tích nhận định “Trong thế giới này, chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của kẻ xấu mà còn vì sự im lặng đáng sợ của người tốt” (em cũng dẫn chứng chút chút về chiến tranh VN đấy ^^), giờ em thấy câu này đúng thiệt. “lời nói và hành động của kẻ xấu” nếu hiểu rộng ra là những việc khiến chúng ta thấy bất mãn thì rất hợp lý trong hoàn cảnh này nhỉ. Việc bất mãn thì ai cũng có nhưng chả có mấy người dám nói như các anh mà hầu hết chỉ toàn “im lặng đáng sợ” mà thôi ^^

    Những lập luận của anh rất hay và thuyết phục. Dù lúc mới đọc các comment phản bác em cũng hơi lung lay nhưng sau rồi nhờ những lập luận của anh, nhờ lập trường của riêng em và cũng nhờ đánh giá khách quan mà em vẫn giữ được cách nhìn nhận của bản thân về những vấn đề thế này. Thank you X”)

    Thật sự là em rất vui, từ bé đến lớn chả ai dạy mà em cũng luôn yêu Bác, luôn tin vào CNXH nhưng ko ai xung quanh em quan tâm mấy cái này cả. Lên mạng thấy mấy cái phản quốc, em lướt luôn khỏi đọc khỏi bẩn óc, giờ mới là lần đầu tiên em được xem một cuộc tranh luận chính trị đúng nghĩa. Hy vọng em sẽ có được cái đầu “lạnh” như anh nói nhưng em nghĩ dù thế nào em cũng sẽ luôn nhìn vào mặt tích cực của đất nước mà nếu có nhìn vào mặt tiêu cực thì cũng chỉ để nghĩ cách khắc phục thôi. Mấy comments phản bác ở trên em hoàn toàn hiểu được họ nhưng ngoài những cái sai của nhà nước được họ chỉ ra thì em chưa thấy có hướng khắc phục gì mà toàn bàn lùi, đấy cũng là một điểm để em đánh giá khách quan 😀

    1. Tốt chứ em :), nhỏ tuổi mà đã quan tâm đến chính trị là giống anh rồi đấy :)). Còn nhớ hồi lớp 7 anh xem thời sự thấy Bush đi đánh Iraq, thế là anh bức xúc lắm vì chúng nó đánh Iraq mà ko thèm quan tâm tới sự ngăn cản của Liên Hiệp Quốc (tức là phản bội lại sự dân chủ trong 1 diễn đàn quốc tế quyền lực nhất), xong anh bắt đầu viết nhật ký bằng bút đỏ kể từ ngày quả bom đầu tiên phá huỷ 1 bức tượng cổ ở Iraq. Mỗi ngày viết ít nhất 2 trang giấy học sinh để suy ngẫm và bức xúc về hành động của Mỹ, và hoàn toàn = bút đỏ nhé :)).

      Em rất may mắn vì đã đọc được 1 cuộc tranh luận thực sự khoa học, chứ không phải như anh trước đây khi mới tiếp xúc với những thứ chính trị trên mạng này, anh toàn đọc phải nếu không phải là đả phá cực đoan mù quáng thì cũng là những loại bài viết theo kiểu lắt léo, cố tình đặt vấn đề theo kiểu gợi ý cho người đọc rồi dẫn dắt người đọc xuôi theo cái quan điểm của mình. (đồng thời che đậy bớt thông tin để làm cho sự việc có vẻ như là chính phủ mình thật là tởm lợm vô nhân đạo)

      Ban đầu lập trường của anh ko vững lắm đâu, vì đầu óc suy nghĩ còn hết sức đơn giản, nên khi đọc những loại bài viết như thế, rồi suy nghĩ theo cách thông thường, thế là anh cũng lung lay, tin là à từ trước tới giờ mình toàn bị nhồi sọ tẩy não blah blah và bị dối trá, thế nhưng mà thi thoảng khi anh nói chuyện với bố mẹ anh, hoặc là cả họ hàng về những chuyện như thế, thì những lập lụân phản bác lại của họ khiến anh mới dần dần tỉnh ra được và nhận ra được cái mình cần khi tiếp xúc với những vđề chính trị phức tạp chính là một cái đầu lạnh và khách quan tối đa thì quan điểm của mình mới đủ vững chắc.

      Một trong số những tiêu chí hàng đầu của anh khi tranh luận là không phủ định sạch trơn bất cứ lập luận nào của đối phương, mà nghe để tiếp thu và rồi suy nghĩ để đưa ra các lập luận của mình để phản bác lại họ trên tinh thần tôn trọng lập luận của họ, và thậm chí còn đồng tình với họ những quan điểm phù hợp. Cái nữa là không cố bẻ lập luận của họ theo lập luận của mình, tránh đưa ra các đánh giá chủ quan thiếu cơ sở và các kết lụân theo kiểu mơ hồ và nói cùn.

      Không ai bắt em hay bất cứ ai phải yêu CNXH, em ghét cũng được, nhưng cái đất nước cần không phải em yêu hay ghét CNXH, mà là em đóng góp xây dựng đất nước ra sao cho phù hợp với con đường chung của đất nước, bên cạnh đó cũng ko được phép bỏ qua bất cứ mặt tích cực hay tiêu cực nào trong con đường đó, tích cực tìm ra tiêu cực, chỉ ra nó góp ý sửa đổi lại với sự đồng thuận của số đông với thái độ HỢP TÁC, XÂY DỰNG và KHÔN NGOAN MỀM DẺO chứ không phải là thái độ ĐỐI KHÁNG chống đối cật lực thiếu xây dựng.

      Một mặt khác để xây dựng quan điểm là trong bậc đại học, em sẽ được học qua 4 môn học về chính trị là Giáo dục Quốc Phòng, Triết học Mác Lenin, Chủ nghĩa xã hội khoa học và cuối cùng là tư tưởng Hồ Chí Minh. Để củng cố thêm cho quan điểm, lập trường của mình thì đây là 4 môn không nên lơ là, đặc biệt là giáo dục quốc phòng và CNXH KH.

      1. “Không ai bắt em hay bất cứ ai phải yêu CNXH, em ghét cũng được” – mẹ ơi, giọng lưỡi giống hệt em lúc comment entry của anh Phong. Có khi sau này, tư tương của em giống hệt anh mất : )) (that’s good)

  13. cô giáo hồi c2 từng nói với tôi một câu mà tôi nhớ mãi: “làm người, phải biết nhìn vào mặt tốt của người khác mà sống”…và tôi vẫn luôn tin như vậy.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s