Cách đây đúng 20 năm, ở Balan đã có 1 hội nghị bàn tròn để cho chính phủ Cộng sản ngồi lại với các bên đối lập để tổ chức 1 cuộc bầu cử đầu tiên theo kiểu đa nguyên, và bên đối lập đã thắng áp đảo, làm sụp đổ chế độ Cộng sản ở Balan và sau này kéo theo sự sụp đổ cả hệ thống Cộng sản ở Đông Âu.
Lý do là vì hệ thống Cộng sản đóng cửa cực đoan này ở Đông Âu đã thực sự kéo các nền kinh tế này đi xuống nghiêm trọng, đời sống của người dân thiếu thốn đủ đường, cực khổ và bị kìm kẹp, nói tóm lại là hệ thống này đã đưa những đất nước Đông Âu này đi xuống về mọi mặt, nghiêm trọng và không ai có thể phủ nhận điều đó, chính vì vậy, việc thay đổi là cần thiết và hợp thời đại. Nhưng đó là chuyện ở Balan.
Mới đây, trên BBC tiếng Việt có 1 bài viết của 1 tác giả người Việt đang sống ở Balan, ca ngợi về sự “dân chủ” mà Balan đã đạt được vào năm 1989, và cho rằng đó là 1 “bài học” mà ở Việt Nam ngày nay cần noi theo để đạt được “dân chủ”.
Thoạt đầu nếu ai không đủ kiến thức và cái nhìn khách quan thì sẽ cho rằng: “À, thằng này nói hay, đúng thật, Việt Nam cũng nên làm như Balan ấy mới là dân chủ” và bắt đầu cho rằng chế độ hiện thời là tồi tệ blah blah….
Nhưng như tôi đã nói nhiều lần, đấy chính là cái thủ đoạn lắt léo trong lý luận của giới trí thức hải ngoại khiến cho người đọc tin sái cổ những gì họ nói, và bắt đầu suy nghĩ băn khoăn lung lắm về những điều họ phân tích, họ nói mà quên mất rằng mình có cái đầu để có những suy nghĩ phản biện.
Tôi đã gửi cho BBC Tiếng Việt 1 bài phản biện như sau, nhưng không và chưa bao giờ được đăng (chả có gì lạ, BBC mà, “tự do ngôn luận” nên không có kiểm duyệt đâu)
Thực sự đa phần những người đang sống và làm việc ở nước ngoài hoặc đọc quá nhiều những giá trị dân chủ kiểu phương Tây và những tài liệu chống Cộng, đều đã hiểu sai ý nghĩa của “Đảng” ở Việt Nam.
Đảng Cộng Sản Việt Nam không phải một tổ chức chính trị được một bộ phận người lập ra để tranh đấu tham gia vào bộ máy chính quyền. Hiểu đơn giản thế này, ở phương Tây, khi anh tham gia vào 1 đảng phái chính trị, tức là anh đã trở thành một “chính trị gia” và chắc chắn anh vào là vì mục đích chính trị, anh sẽ tham gia vào các hoạt động của Đảng để làm chính trị.
Nhưng ở Việt Nam lại khác. Từ cấp tiểu học đến trung học, chúng tôi phải phấn đấu, học tập, rèn luyện đạo đức để đựơc kết nạp vào Đội thiếu niên tiền phong, Đoàn thanh niên cộng sản và sau này là Đảng Cộng Sản Việt Nam. Và việc chúng tôi tham gia vào Đội, Đoàn, Đảng, không hề nhằm mục đích chính trị như tính chất đảng phái có ở các hệ thống chính trị phương Tây, mà nó như một danh hiệu, một phần thưởng ghi nhận cho những phấn đấu, cố gắng, tôi rèn cả về đạo đức con người lẫn khả năng học tập, làm việc. Và đa phần trong số chúng tôi kể cả khi đã trở thành Đội viên, Đoàn viên, không phải ai cũng có ý định tranh chấp để tham gia vào bộ máy lãnh đạo, mà chỉ tâm niệm rằng, trở thành Đội viên hay Đoàn viên, nghĩa là những cố gắng của mình đã được công nhận, và danh hiệu đó sẽ lại càng là động lực để chúng tôi tiếp tục phấn đấu trong cuộc sống tương lai. Và tiếp tục được nhận một danh hiệu cao quý hơn là Đảng viên, để ghi nhận những cố gắng của chúng tôi trong suốt tuổi trẻ để cống hiến cho gia đình, trường lớp và lớn hơn là đất nước, chứ không phải cứ là Đảng viên là ham hố tranh quyền chức để làm lãnh đạo.
Việc này còn giúp cho đa phần thế hệ trẻ có được một mục tiêu để luôn phấn đấu trong đường đời của mình vì vào Đội, Đoàn, Đảng luôn là 1 vinh dự đối với gia đình và được sự nể trọng từ phía những người xung quanh. Còn nhớ khi tôi được vào Đội, một trong những người đầu tiên của lớp, cảm giác thật mãn nguyện và tự hào trước ánh mắt ngưỡng mộ của các bạn cùng lớp. Nhưng không lâu sau đó, khi tôi phạm phải một lỗi về kỷ luật, thì cô giáo với bạn bè đều rất thất vọng về tôi, họ nói “Đội viên mà thế à?” và tôi hiểu, trở thành Đội viên chính là động lực mạnh mẽ nhất để tôi phấn đấu.
Cơ chế bầu chọn lãnh đạo ở Việt Nam cũng dựa vào điều đó để lựa chọn những con người ưu tú nhất của đất nước, những Đảng viên. Vì Đảng viên là những người đã chứng tỏ đuợc mình trong suốt quá trình trước đó bằng khả năng làm việc và phẩm chất cá nhân và họ xứng đáng được ra ứng cử vào các chức vụ lớn. Và chúng tôi bầu họ, tin tưởng họ, và chúng tôi chưa bao giờ cảm thấy thất vọng, khi mỗi lần thay đổi bộ máy chính phủ, đất nước lại cải thiện được vị thế của mìh trên trường quốc tế.Và chúng tôi hãnh diện rằng những cố gắng của mình khi cố trở thành đội viên, đoàn viên và Đảng viên cũng có 1 phần trong sự phát triển đó của đất nước.
Còn những người không được vào đội, đoàn, Đảng, họ có thể có phẩm chất, có thể họ giỏi, nhưng họ chưa chứng tỏ được mình đủ để đạt được những danh hiệu đó, họ chưa bằng các Đảng viên. Điều đó có nghĩa là, Đảng viên cũng chỉ đơn giản như bao nhiêu con người khác trên khắp đất nước, chỉ có điều, họ là những người đã chứng tỏ được mình mà thôi.
Đương nhiên ở Việt Nam hiện nay đã và đang xảy ra tình trạng kết nạp Đội, Đoàn, và Đảng một cách rất xô bồ và thiếu chắt lọc. Cả những người chưa có đủ tư cách cũng đã được chọn vào Đội, Đoàn và Đảng, và họ len lỏi lên làm lãnh đạo, gây ra sâu mọt khó chữa tận gốc trong bộ máy chính quyền các cấp.
Việc này cần những ý kiến đóng góp xây dựng tích cực và khéo léo chứ không phải bằng cách tạo ra đối kháng và đối lập ở một đất nước mà sự đoàn kết toàn dân nếu không phải khi có chiến tranh thì hết sức yếu ớt như Việt Nam.
Và chuyện của Balan không thể nào áp dụng được trong thời điểm hiện nay ở Việt Nam. Lý do thứ nhất là vì như tôi đã nói ở trên, trong lòng người dân Việt Nam hiện nay, Đảng Cộng Sản mang một ý nghĩa hoàn toàn khác với các đảng phái chính trị phương Tây, và ý nghĩa của nó còn đặc biệt hơn khi ĐCS là những người đã từng dành lại độc lập dân tộc và thống nhất đất nước, và trong lòng dân chúng, ĐCS là những người có công với đất nước. Lý do thứ 2, thời xưa, khi Ba lan thay đổi thể chế, là khi cung cách cầm quyền cực đoan xưa kia đã lỗi thời, khiến cho đất nước đi xuống nghiêm trọng về mọi mặt và mất lòng tin trong nhân dân. Trong khi Việt Nam ngày nay lại là một xã hội tự do và dân chủ, đất nước ngày càng đi lên, phát triển và cải thiện vị thế của mình trên trường quốc tế (được làm chủ tịch luân phiên của LHQ, tham gia WTO, tổ chức APEC, ASEM…), du lịch phát triển cho người nước ngoài tự do tham quan khắp mọi miền đất nước, hoàn toàn đổi nghịch hẳn với 1 xã hội đóng cửa và xiềng xích ngày xưa của Ba lan và các nước CS Đông Âu.
Sự thay đổi của 1 chính thể chỉ xảy ra khi nó không còn được lòng đại đa số người dân, khi nó làm cho đất nước lụn bại và đi xuống, khi nó sắt đá, khiên cưỡng và cực đoan. Nhưng Việt Nam hôm nay thì không, nó đang chuyển mình, đi dần lên phía trước một cách tích cực, dù vẫn mắc khá nhiều những sai sót, sai lầm, bảo thủ, quan liêu và tham nhũng, hậu quả của 1 thời gian bao cấp trì trệ và 1 thời gian dài bị cấm vận nghiêm ngặt.
Hãy tự hỏi vì sao dù đài BBC tiếng Việt đầy những bài viết đả kích, chỉ trích, thậm chí là chống Cộng cực đoan nhằm vào nhà nước VN hiện tại mà tôi – một công dân 20 tuổi bình thường đang sống ở HN mà lại truy cập vào 1 cách dễ dàng và tham gia viết bài thế này.
Vì thế, theo tôi, những gì một người Việt yêu nước thực sự cần làm ở thời điểm hịên nay, không phải đấu tranh đòi dân chủ (ở một nước đã có sẵn dân chủ) và nhân quyền (nơi nhân quyền luôn được bảo vệ) và đòi tạo ra đối kháng, đối lập, vì thực chất chả có gì để mà phải đấu tranh cả, mà thay vào đó, hãy cùng hợp sức, đoàn kết lại, sử dụng tri thức của mình, tài năng của mình, tiếng nói của mình, góp sức cùng chính phủ hiện tại cải thiện khuyết điểm, loại trừ tiêu cực, nâng cao ưu điểm để tiếp tục đưa đất nước phát triển hơn, nâng cao vị thế trên trường quốc tế.
Anh thấy rõ em là một người trẻ tuổi nhiệt huyết, nhưng cách nhìn của em có vẻ hơi 1 chiều, lí tưởng hóa và ‘ngây thơ’. Anh xin lỗi đã dùng từ ‘ngây thơ’ nhưng đấy là những gì anh cảm nhận được ở đây. Em nói về những sai lầm, những thiếu sót của lãnh đạo nhưng nghe nó hơi dễ dàng và đơn giản, và em sẵn lòng bỏ qua, kiểu “sai thì sửa”. Nhưng hãy nhìn lại xem, cả em (anh chắc cũng thế) đang sống ở thủ đô, với mức sống mà nếu tính trên 88 triệu dân mình thì cũng được coi là “on the top” cả về vật chất lẫn tinh thần. Chính vì vậy khi nói về nỗi khổ của người dân nghèo ở nông thôn, vùng sâu vùng xa, cũgn chỉ nói khơi khơi vậy chứ không thể hiểu được nỗi khổ thực sự họ phải gánh chịu nó đau đớn ra sao. Giống như em mất cái xe đạp, cảm giác xót tiếc của em sẽ không bao giờ có thể bằng được cảm nhận của một người nghèo chỉ có tài sản duy nhất là cái xe đó. Bao nhiêu gia đình đã mất chiếc xe của họ rồi, rõ ràng không ít. Và không thể nói rằng ta sẵn sàng tha thứ suốt, vì mõi con người chỉ có một cuộc đời. Đã có bao nhiêu cuộc đời phải trả giá cho những sai lầm kiểu ấy rồi. Và cuộc sống vẫn càng ngày càng tốt đẹp lên như em nói, nhưng nó tốc độ tốt đẹp lên của nó nhanh hay chậm nếu so với bạn bè trong khu vực và TG? Và kể cả một người lạc quan như anh cũng không tránh khỏi những lúc hoài nghi về cuộc đời, về XH, về con người. Anh nhìn vào em và thấy mình trong quá khứ, chỉ tò mò không biết trong tương lai liệu em có bị thay đổi,có bao h bị ‘vỡ mộng’ như anh ko.:D
He, bài viết của em chủ yếu là để phản bác lại 1 bài viết khác, chính vì vậy khó tránh nó bị 1 chiều, vì ý nghĩa bài viết ko nhằm mục đích khách quan mà nhằm mục đích phản bác. Thế nên cái đoạn sai lầm thiếu sót của lãnh đạo em nói hơi sơ sài, fần nào cũng vì đầu óc còn đang hướng tới chuyện phản bác ngược lại bài viết kia.
Còn chuyện đời sống của anh em mình. Công nhận là bây giờ gia đình em có thể gọi là khá giả, tuy thế nhưng em cũng đã từng sống 1 thời gian khổ sở mà tài sải cả nhà chỉ có cái babeta hỏng lên hỏng xuống của bố để đi làm cách thành phố hơn 30 cây. Nhà em cũng đã từng 1 thời sống trong cảnh nghèo khó, hồi bé em còn bị suy dinh dưỡng vì ko đủ ăn, bệnh thật triền miên, tiền thuốc thang rất tốn kém nữa, bố mẹ cũng chỉ là công chức bình thường của nhà nước, lại không biết nịnh hót và bợ đỡ. Nhưng bây h nhà em đã dược thế này, ấy là minh chứng cho việc những người làm việc chân chính, thậm chí chỉ là trong cơ quan nhà nước, vẫn có thể trở nên khá hơn, sống tốt hơn, vẫn có thể dược trọng dụng mặc dù vẫn vấp phải khó khăn từ những kẻ xấu ở cơ quan. Và từ cuộc đời của bố mẹ em rút ra được 1 điều, nếu sống một cách chính trực, nhưng vẫn khôn khéo và biết cách chớp thời cơ đúng lúc, thì không có gì là không thể.
Thật ra em cũng đã từng trải qua giai đoạn cảm thấy thất vọng, thậm chí là tuyệt vọng về cuộc sống, xã hội, con người. Em nhìn đâu cũng thấy chuyện xấu. Thậm chí hồi cấp 3, trước khi có người yêu, em đã từng có 1 thời gian dài bị ám ảnh chuyện xung quanh mình ai cũng là những kẻ giả mạo. Bố mẹ là giả mạo, anh chị em là giả mạo, bạn bè là giả mạo. Hồi đấy em chẳng tin ai cả, tất cả mọi người đều nói dối, nhìn ai cũng là kẻ xấu, một phần vì cái cộng đồng trong trường Trần Phú hồi em học nó mang lại một cái không khí chính xác là thối nát.
Không phải sẵn sàng tha thứ, mà là sẵn sàng thay thế. Thời bao cấp đã đào tạo con người ta tính gian dối, khi mở cửa rồi thì sự gian dối chuyển thành chủ nghĩa cá nhân, và thế hệ lãnh đạo ngày nay của nước mình chính là những người như thế. Và thế hệ này rồi sẽ trôi qua để cho những người trẻ hơn, nhiệt huyết hơn, thông minh hơn, khôn ngoan hơn và cởi mở hơn thay thế, những người ở thế hệ như anh và em, nếu biết đặt niềm tin đúng chỗ và hợp lý.
Em nhìn thấy nước mình phát triển chậm chứ, kém cỏi hơn các nước xung quanh nhiều và rất thất vọng và bất mãn chứ, ai chẳng bất mãn, nhiều khi cũng chửi đổng loạn lên chứ. Nhưng lý do vì sao? Mấy chục năm bao cấp, cộng thêm mấy chục năm bị cấm vận, kinh tế thị trường còn non trẻ, mới mẻ, chưa đủ trải để đạt được bước tiến xa, nhưng rõ ràng là nó có tiến. Vừa rồi có 1 tổng kết của 1 tổ chức theo dõi kinh tế thế giới, thì VN đang giữ vị trí thứ 4 trong số những nước có tỉ lệ lạm phát thấp nhất trong khoảng 7 năm trở lại đây, các nước kia là Trung Quốc, Ấn Độ và 1 nước nào đó nữa.
Hồi trước em cũng bất mãn chế độ lắm, anh biết ông Hiền dạy địa trường Trần Phú ko? ông này chẳng bao giờ dạy gì về Địa cả, 100% tiết học của ông này là để chửi chế độ và tuyên truyền tư tưởng bất mãn cho học sinh. Và em học ông này suốt 3 năm cấp 3, :)). Và 3 cái năm đấy là 3 cái năm mà bạ cái gì em cũng chửi chế độ và bất mãn, nhìn đâu cũng thấy bất mãn. Nhưng sau này em nhận ra là mình đã để cho cái đầu mình quá nóng mà làm thui chột khả năng phân tích, lý luận khách quan. Dần dà nghiên cứu nhiều, đọc nhiều những cái chửi chế độ, chống Cộng, với bất mãn của mấy ông phản động ở Mỹ với các nước khác, em mới nhận thấy là mình đã thiếu 1 cái đầu lạnh trong cách nhìn nhận sự việc và dần thay đổi cách nghĩ như bây h.
Như em đã nói, bài viết này không nói hết được quan điểm của em về 1 vấn đề rộng và phức tạp như chính trị, nó chỉ đơn thuần là những lập luận có thể nói là ở chiều ngược lại của 1 bài viết khác mà thôi. Thế nên nó sẽ thiếu và sẽ ko đầy đủ. Nhưng bài viết mà anh sưu tầm được em phải nói là còn ở mức độ cực đoan 1 chiều, khi họ sử dụng những kết luận mang tính mơ hồ, phỏng đoán và vơ đũa. Đảng có hơn 3 triệu người, nói Đảng xấu thì nghĩa là nói cả 3 triệu Đảng viên kia cũng xấu, nói Đảng chống lại nhân dân, vậy Đảng viên lẽ nào không phải là một phần của “nhân dân”?
Cơ chế mình quá lạc hậu để lọt lưới nhiều cá nhân vớ vẩn vào Đảng, để rồi bây h Đảng mất dần cái ý nghĩa thời hậu chiến, trong khi các ông to thì già và ù lì, khó có thể có những thay đổi thức thời, nhưng những người trẻ và giỏi như ông Nhân và ông Dũng cho thấy dù họ chưa được lòng dân và chưa thực sự “ổn”, nhưng họ đang là thế hệ lãnh đạo trẻ hơn cả về tuổi đời lẫn cách làm việc, và khi những người trẻ hơn nữa kế tục, em tin sẽ còn nhiều thay đổi hơn nữa.
Và sự tranh đua ở đây, nó không đơn giản và công bằng như em nói, nghĩa là ai tài giỏi ai tốt nhất thì được trọng dụng. Thực tế là bằng chứng rõ nhất của điều đó. Cái cách em đại diện cho ‘chúng tôi’ để nói về việc làm chính trị chỉ để thỏa lòng hãnh diện, vì phần thưởng tinh thần là sự ghi nhận cho những phấn đấu của mình v..v nó quá chủ quan và duy ý chí.
Oh, hay thật. Lâu lắm rồi mới được xem một cuộc tranh luận chính trị thú vị thế này (dù chỉ của hai người 😀 Những đứa bạn xung quanh em thì chả ai có tư tưởng chính trị, chỉ lo son phấn blah blah…)
Lúc nhận được note trên DA của anh Phong nói anh ấy nhầm comment của em với Splendid thì em không hiểu. Giờ mới thấy tại sao. Công nhận là lập trường và giọng lưỡi giống em thật, nhưng chặt chẽ và trưởng thành hơn nhiều.
Em hoàn toàn đồng ý với Splendid vì bài viết quá rõ ràng và thậm chí phần reply cho anh Phong cũng đã quá thuyết phục rồi.
Có thể thấy anh Phong mang nhiều tư tưởng bất mãn chế độ nhỉ lol, mà thật ra thì ai chả thế. Giống Splendid nói đấy, em cũng hay lên án chính phủ mình nhiều chuyện (chỉ là chưa “chửi” bao giờ, từ bé đến lớn chưa biết “chửi” hay nói bậy ^^”) nhưng em thấy chả lý do gì mà không lạc quan cả. Cái nhìn của em không phải một chiều “ca ngợi Đảng” gì gì đó, chỉ đơn giản nhiều khi em nghĩ thà một chiều lạc quan còn hơn một chiều tiêu cực, đúng ko?
Hoàn toàn đồng ý với Splendid ở điểm người ta chỉ lật đổ chính quyền khi nó kìm kẹp sự phát triển của đất nước còn nhà nước ta thì vẫn đang đi lên đấy chứ. Nước mình là một nước nhỏ (nếu ko muốn nói là rất nhỏ) nên việc vươn lên thành cường quốc không phải là việc ngày một ngày hai.
Nhà em từng rất giàu có vì bố em là sĩ quan quân đội. Và rồi thời thế thay đổi, bộ đội từng là somebody thì giờ chỉ là nobody, lại thêm một người như bố em thì chẳng bao giờ biết cái gì là xu nịnh, khôn lỏi. Gia đình em không còn giàu như trước nữa nhưng chưa bao giờ thực sự khó khăn cả. Và đến tận bây giờ vẫn khá giả dù cả bố và mẹ em đều vẫn gắn bó với quân đội. Thế nên em rất đồng tình với quan điểm của Splendid rằng “nếu sống một cách chính trực, nhưng vẫn khôn khéo và biết cách chớp thời cơ đúng lúc, thì không có gì là không thể”.
Cảm ơn vì bài viết đã mở mang cho em rất nhiều điều, nhất là khi em vẫn chưa đủ trưởng thành để có một lập trường vững vàng. Cuộc tranh luận của hai người rất thú vị, mong được xem nhiều hơn nhé :”D
He, thanks :D. Cá nhân mình từ bé đã là 1 người cực kì quan tâm tới chính trị và lịch sử chính trị. Tuy nhiên thời đó thì chơi bời vẫn hơn nên ko có thời gian để ngồi đọc và nghiên cứu như bây giờ khi đã có internet.
Có một điều mà nguời Việt Nam hay nhầm lẫn, cứ tưởng chỉ có ở nước mình người ta mới bất mãn chế độ và chính phủ. Nhưng thật ra tỉnh táo mà nhìn thì sẽ thấy ở đâu người ta cũng bất mãn với chính phủ mà thôi. Bằng chứng là Thái lan đấy, rồi Pháp cũng đang biểu tình đấy. Và không bất mãn sao được khi mà nền chính trị của họ mang danh là dân chủ nhất quả đất khi người dân bầu trực tiếp ra các ông Tổng thống và chính phủ để lãnh đạo đất nước, mang danh là đại diện cho ý nguyện người dân, vậy mà có bao giờ các ông Tổng thống làm gì theo đúng ý nguyện của nhân dân đâu? Ai đã cho phép ông Bush thả bom ở Iraq? Ai đã ủng hộ Nixon leo thang chiến tranh Việt Nam? Ai ủng hộ cuộc chiến đẫm máu 1 chiều ở Gaza mà Bush lại cổ suý cho nó như vậy?
Vậy đấy, sự thật là khắp nơi trên thế giới ai cũng bất mãn cả thôi, cứ sau mỗi lần họ bỏ phiếu xong cho 1 ông Tổng thống họ lại thất vọng và bất mãn với chính cái người mìh vừa bầu ra vì mấy ông này chẳng bao giờ làm gì theo ý nguyện của họ cả.
Những bài viết thế này của mình cũng là mới 1-2 năm gần đây thôi, khi mà mình càng ngày càng đọc nhiều tài liệu phản động và những bài viết sử dụng thủ thuật lắt léo ngôn từ làm sai lệch người đọc có tư tưởng ko vững vàng trên BBC, càng đọc nhiều mình càng luyện được cái đầu biết suy nghĩ và lập luận khách quan, tỉnh táo, và lạnh, khi mà nhữgn bài víêt như thế thường được phát ra từ những người hay nóng đầu 🙂